Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đời sống mới ở vùng đặc biệt khó khăn

Cập nhật: 07:00 ngày 13/04/2019
(BGĐT) - Sau 3 năm Bắc Giang thực hiện các chương trình, chính sách đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) nhất tỉnh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực này có đổi thay đáng kể, nhiều công trình mới được đầu tư, tỷ lệ hộ nghèo giảm.

Chung sức, đồng lòng

Nghị quyết số 34 của HĐND tỉnh và Quyết định số 775 của UBND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, giảm nghèo bền vững đối với thôn, bản ĐBKK nhất tỉnh, giai đoạn 2016-2020. Theo đó, 36 thôn, bản thuộc 21 xã ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế được đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ mô hình phát triển sản xuất, cho vay vốn ưu đãi. Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh phân công cụ thể các cơ quan, DN giúp đỡ từng thôn, bản đầu tư xây dựng, phát triển KT-XH nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng khó khăn xuống dưới 50%.

{keywords}

Mô hình nuôi cá lồng cho thu nhập cao ở xã Cấm Sơn (Lục Ngạn).

Đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác giảm nghèo ở các địa phương, đòi hỏi sự đồng lòng, vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, nhân dân và các nhà hảo tâm. Để hoàn thành kế hoạch, năm 2016, ngay sau khi nhận hỗ trợ từ chương trình, các địa phương đã xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn vốn với phương châm là đầu tư có trọng điểm, tránh dàn trải. Đồng thời lồng ghép các nguồn vốn từ những chương trình khác.

Theo ông Nguyễn Hồng Luân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, các thôn, bản ĐBKK có trình độ dân trí thấp, điều kiện sản xuất lạc hậu, người dân thiếu vốn, chưa biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào canh tác. Vì vậy, Ban tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tập trung kinh phí xây dựng, cải tạo công trình thủy lợi, đường giao thông, phát triển sản xuất tập trung từ 7 -10 hộ nghèo/mô hình, bố trí cho vay vốn ưu đãi một cách thuận lợi nhất tới bà con. Hằng năm, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và xã hội tổ chức đào tạo dạy nghề cơ khí, may công nghiệp và giới thiệu xuất khẩu lao động. Bà con tự tạo nghề mới, xin việc làm tại các công ty hoặc đi làm việc ở nước ngoài.

Thực hiện chính sách của Nhà nước, nhiều cơ quan, DN, đơn vị trên địa bàn tỉnh tích cực hướng về các thôn, bản ĐBKK. Thống kê từ Ban Dân tộc tỉnh cho thấy, có 13 công ty, đơn vị tham gia giúp đỡ với số tiền hơn 5,9 tỷ đồng. Số kinh phí này đầu tư xây dựng các công trình: Nhà văn hóa, trường học, đường giao thông, trạm bơm, nhà ở và nhiều phần quà giá trị khác. Trong đó, Thành ủy, UBND TP Bắc Giang xây dựng 2 nhà văn hóa ở thôn Khe Khuôi và thôn Mùng, xã Dương Hưu (Sơn Động). Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Giang hỗ trợ xây dựng Trường Mầm non thôn Đồng Mậm và thôn Cổ Vài, xã Sơn Hải (Lục Ngạn)...

Ngoài các nguồn vốn giúp đỡ trên, bà con tại các thôn, bản ĐBKK đã nỗ lực đồng lòng, chung sức cùng cấp ủy, chính quyền địa phương vươn lên phát triển kinh tế. Ví như năm 2016, tuyến đường dân sinh dài 12 km nối thôn Đồng Mậm ra thôn Đấp, xã Sơn Hải được xây dựng, với tổng kinh phí hơn 900 triệu đồng do nhân dân và các nhà hảo tâm đóng góp; khắc phục hoàn toàn việc đi bằng thuyền của bà con nơi đây.

Do có sự thống nhất vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo tại 36 thôn, bản ĐBKK nhất tỉnh giảm từ 61,15% năm 2015 xuống còn 52 % năm 2018. Đặc biệt, 6 thôn của huyện Lục Ngạn có tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu, hơn 20%, gồm: Rãng Trong, xã Sa Lý; Khuôn Thần, xã Kiên Lao; Khuôn Kén, xã Tân Sơn; Rì, xã Phong Vân; Mới, xã Cấm Sơn và Đồng Mậm, xã Sơn Hải.

Phát huy hiệu quả các nguồn lực

{keywords}

Ngoài kinh phí lồng ghép từ nhiều chương trình, giai đoạn 2016 -2020, UBND tỉnh trích kinh phí sự nghiệp hỗ trợ 1 tỷ đồng/thôn, bản ĐBKK nhằm mục tiêu giúp tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 50%; 80% các thôn, bản có đường giao thông thuận lợi, cải tạo công trình thủy lợi đáp ứng tưới tiêu cho 50% diện tích đất canh tác”.


Ông Nguyễn Hồng Luân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh.

Mục tiêu giảm nghèo của toàn tỉnh nói chung và 36 thôn, bản ĐBKK nói riêng đang trở thành phong trào sâu rộng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Sau 3 năm thực hiện, đời sống KT-XH nơi đây đã dần khấm khá hơn. Ví như, đến thôn Cổ Vài và Đồng Mậm, xã Sơn Hải (Lục Ngạn) dễ nhận thấy diện mạo nông thôn thay đổi nhiều. Những ngôi nhà khang trang, công trình đường giao thông, nhà văn hóa mới được xây dựng; điện lưới quốc gia về đến từng hộ.

Đặc biệt, từ những nguồn vốn lồng ghép, địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng, triển khai mô hình phát triển kinh tế. Điển hình là mô hình nuôi cá lồng; trồng rừng cho thu nhập từ 50 đến hơn 100 triệu đồng/vụ/hộ. Ông Vi Văn Sáo, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo ở 2 thôn Cổ Vài và Đồng Mậm chiếm gần 90%, lúc ấy Đồng Mậm giống như một ốc đảo. Bà con sống khá biệt lập với các thôn bản khác, cuộc sống thiếu thốn. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh; trong đó Đồng Mậm là một trong 6 thôn có tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất, hiện còn 52%”.

Hay tại 5 thôn, bản ĐBKK thuộc các xã: Canh Nậu, Đồng Tiến, Đồng Vương, Tiến Thắng, Đồng Hưu (Yên Thế), nhờ phát huy hiệu quả từ các chương trình, dự án đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 40 -50%.

Tuy nhiên, có thể nói thu nhập của người dân tại đây vẫn còn thấp. Để hoàn thành và vượt chỉ tiêu giảm nghèo đã đề ra, ông Nguyễn Hồng Luân cho rằng, từ nay đến năm 2020, Ban Dân tộc tỉnh cùng các ngành, địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững theo chương trình hỗ trợ của tỉnh. Triển khai hiệu quả các nguồn vốn, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng các mô hình giảm nghèo. Ngoài hỗ trợ của các cấp chính quyền, người dân địa phương thì cũng rất cần sự chung tay giúp sức từ các DN, nhà hảo tâm trong, ngoài tỉnh.

80 triệu đồng hỗ trợ đột xuất gia đình khó khăn
(BGĐT)- Ngày 1-4, đại diện Ban vận động quỹ “Vì người nghèo” của huyện Hiệp Hòa đến trao 5 triệu đồng hỗ trợ đột xuất cho gia đình anh Lưu Văn Doanh (SN 1985), thôn Hòa Bình, xã Đồng Tân.
 
Sơn Động: Khởi công xây nhà nhân ái cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn
(BGĐT) - Kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26-3 (1931-2019), sáng 20-3, Ban Thường vụ Huyện đoàn Sơn Động tổ chức lễ khởi công xây nhà nhân ái cho chị Vi Thị Châm (SN 1986) thôn Biểng, xã An Lạc, là đoàn viên ưu tú có hoàn cảnh khó khăn.
 
Lạng Giang trao nhà nhân ái cho hộ có hoàn cảnh khó khăn
(BGĐT)- Sáng 20-3, Ủy ban MTTQ huyện Lạng Giang (Bắc Giang) phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ huyện, Huyện đoàn và Hội doanh nhân trẻ tỉnh, Tỉnh đoàn Bắc Giang trao nhà nhân ái cho gia đình chị Giáp Thị Yến, ở thôn Biếc, xã Đại Lâm.
 

Hoàng Phương - Thân Thúy

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...