Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kinh nghiệm sản xuất nông sản theo chuỗi tại Nhật Bản

Cập nhật: 20:01 ngày 20/02/2019
(BGĐT) - Vừa qua, chúng tôi được thăm, khảo sát vùng trọng điểm nông nghiệp tại Nhật Bản. Qua chuyến đi, các thành viên thấy được kinh nghiệm sản xuất nông sản theo chuỗi ở xứ sở hoa anh đào.

Điểm đầu tiên đoàn đến thăm là vùng sản xuất, chế biến hồng khô tại vùng Ichida Kaki. Nơi đây có nhiệt độ cao hơn so với vùng lân cận. Nhiệt độ khi thu hoạch hồng (cuối tháng 10) dưới 15 độ C, không có tuyết và không mưa. Nhiệt độ ngày, đêm chênh lệch khá lớn làm cho hồng ngọt hơn. 

{keywords}

Đoàn công tác thăm vùng nuôi bò Kagoshima.

Theo giới thiệu của đại diện Hiệp hội hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Minami Shinshu, hồng của HTX có từ 500 năm trước và người dân bán hồng khô từ cách đây 100 năm. Sản phẩm này nổi tiếng khắp nơi, xuất khẩu sang Malaysia, Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan và một lượng nhỏ vào Việt Nam. 

Hồng khô đã đăng ký thương hiệu ở Hồng Kông, Đài Loan và đang hoàn tất thủ tục đăng ký ở Việt Nam, Thái Lan. Sở dĩ trên thị trường không có hồng tươi Ichida Kaki là vì hồng tươi vị chát, người tiêu dùng không mua. Do đó, phải áp dụng biện pháp chế biến thành hồng khô có độ ngọt, mềm, dẻo, màu hổ phách.

Điểm đáng lưu ý là cách tổ chức sản xuất hồng khá khoa học. Hiệp hội có 30 nghìn thành viên, trong đó 2 nghìn hội viên trồng và chế biến hồng. Hiệp hội thành lập nhà máy chế biến, các công ty kinh doanh hồng; có 18 nhân viên làm nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn hội viên trồng, chế biến hồng. Hiệp hội mua hồng khô từ hộ sản xuất, tiến hành kiểm tra và đóng gói. 

Tùy thuộc vào nơi mua sản phẩm yêu cầu mà đóng gói khác nhau, có thể là túi, khay… miễn sao thuận tiện cho người sử dụng. Việc tiêu thụ do các công ty đảm nhiệm. Tiền lãi từ bán hồng sẽ trích trả cho hộ dân. Cũng có những hộ tự sản xuất, đóng gói sản phẩm song trước khi đóng gói, sản phẩm phải được kiểm tra bởi Hiệp hội. Trên mỗi bao bì sản phẩm có mã số thành viên (dù là Hiệp hội hay hộ đóng gói), được gắn tem GI (tem bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý) do Hiệp hội cung cấp. Vì vậy, sẽ truy xuất nguồn gốc dễ dàng, tiện cho quản lý.

Ngoài hồng, Hiệp hội còn kinh doanh các mặt hàng xăng dầu, siêu thị, bảo hiểm. Các thành viên tham gia tuân thủ việc đóng góp cổ phần nên hiệp hội có nguồn vốn khổng lồ, không nhận bất kỳ sự hỗ trợ kinh phí nào từ Nhà nước.

Trong chuyến đi, đoàn cũng đến vùng nuôi bò lông đen tỉnh Kagoshima. Toàn tỉnh có 8 nhà máy giết mổ bò, trung bình thịt 40 con/ngày. Mỗi con đều được gắn mã số định danh nên dễ dàng truy xuất nguồn gốc. Ngoài bò, hồng, các vùng nông sản của Nhật Bản như: Cá hồi Miyagi, rau, củ, quả… đều được liên kết sản xuất chặt chẽ theo kế hoạch. Qua tiếp xúc, trò chuyện, chúng tôi nhận thấy, thành viên tham gia hội sản xuất đều là những người rất tâm huyết với nghề.

Sau đợt công tác, soi rọi vào điều kiện ở Bắc Giang cho thấy, chúng ta đã thành lập được các hội sản xuất, tiêu thụ nông sản nhưng vẫn làm theo phong trào, chưa đi vào thực chất nên hiệu quả chưa cao. Quản lý bao bì, nhãn mác lúng túng. Một số hội thành lập chủ yếu hoạt động nhờ tiền ngân sách. 

Sản xuất nông nghiệp mà sản phẩm càng nhiều thì tạo ra giá trị hàng hóa càng lớn nhưng ít HTX nông nghiệp trong tỉnh làm được điều này bởi năng lực bộ máy quản lý còn hạn chế, chưa phát triển được thành viên, khó mở rộng quy mô. Một cái khó nữa là sản phẩm của bà con làm ra không có doanh nghiệp đỡ đầu; tình trạng phá hợp đồng bao tiêu sản xuất diễn ra phổ biến.

Do vậy, để hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi khép kín, chúng ta cần phải khắc phục bằng được những hạn chế trên. Tuân thủ nghiêm ngặt từng khâu; tổ chức sản xuất một cách bài bản. Quy tụ thành viên thực sự tâm huyết vào hội. Có như vậy mới từng bước tăng hiệu quả nông sản, không để xảy ra tình trạng “được mùa rớt giá”.

NGUYỄN VĂN XUẤT (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ)

Triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm: Sản xuất theo chuỗi giá trị
Bắc Giang được chọn là địa phương phối hợp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020” diễn ra vào ngày 14-7 tại TP Bắc Giang. Đây là một trong những nội dung được kỳ vọng tạo bước đột phá cho sản phẩm làng quê. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn ông Nguyễn Văn Khái, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.
 
Tái đàn chăn nuôi: Chú trọng con giống, sản xuất theo chuỗi
(BGĐT) - Cuối năm qua, người chăn nuôi trong tỉnh Bắc Giang có nguồn thu nhập khá do gia súc, gia cầm tiêu thụ thuận lợi, giá bán cao. Thời điểm này, nông dân đang tập trung tái đàn. Để bảo đảm an toàn, hiệu quả, các hộ chú trọng sản xuất theo địa chỉ, nâng cao chất lượng và phòng trừ dịch bệnh.
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...