Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14-1

Cập nhật: 20:20 ngày 12/01/2019
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14-1-2019.

Hiệp định CPTPP tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu. CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.

Hiệp định CPTPP đã được 11 nước thành viên sáng lập gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam ký kết hồi tháng 3-2018 tại Chile.

{keywords}

CPTPP được kỳ vọng sẽ mang đến cơ hội cho hàng Việt xuất sang các nước đã phê chuẩn CPTPP với nhiều ưu đãi thuế quan, nhưng cũng kèm theo các điều kiện chặt chẽ.

Ngày 30-12-2018, Hiệp định CPTPP đã bắt đầu chính thức có hiệu lực với Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore - 6 quốc gia đầu tiên thông qua CPTPP .

Đối với Việt Nam, ngày 12-11-2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, với 100% các vị đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan.

Để thực thi Hiệp định CPTPP, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư về hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP.

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp và các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng “Luật sửa một số Luật để thực thi Hiệp định CPTPP” để trình Quốc hội cho phép thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 5-2019.

Thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Vì vậy, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam.

Theo kết quả nghiên cứu chính thức được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào tháng 9-2017, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng 1,32% và 4,04% đến năm 2035.

CPTPP chính thức có hiệu lực
Ngày 30-12, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phiên bản không có Mỹ của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã chính thức có hiệu lực, tạo ra một khu vực thương mại tự do chiếm khoảng 1/10 nền kinh tế thế giới.
 
Tiếp tục rà soát pháp luật phù hợp với cam kết trong CPTPP
Tại buổi họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc và đại diện một số Ủy ban của Quốc hội đã trả lời, giải đáp nhiều vấn đề mà báo chí quan tâm.
 
Truyền thông thế giới đưa tin về việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn CPTPP
Chiều 12-11, với 96,7% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Nhiều hãng truyền thông thế giới đã đồng loạt đưa tin về sự kiện trên.
 
Theo VOV
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...