Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Việt Nam công bố 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia

Cập nhật: 15:07 ngày 11/01/2019
Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Thông tư về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của Việt Nam với 13 mặt hàng nông sản.

Theo danh mục ban hành, 13 sản phẩm nông sản chủ lực quốc gia gồm các sản phẩm: 1- Lúa gạo; 2 - Cà-phê; 3- Caosu; 4- Điều; 5- Hồ tiêu; 6- Chè; 7- Rau, quả; 8- Sắn và sản phẩm từ sắn; 9- Thịt lợn; 10- Thịt và trứng gia cầm; 11- Cá tra; 12- Tôm; 13- Gỗ và sản phẩm từ gỗ.

{keywords}

Việt Nam công bố 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, trên thế giới, đã có nhiều quốc gia xác định sản phẩm nông sản chủ lực để khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bộ chỉ số thống nhất nào để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực giữa các quốc gia trên thế giới.

Thay vào đó, tùy theo từng điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như mục tiêu về chính trị, an sinh xã hội của mỗi quốc gia mà các nước này lựa chọn sản phẩm nông sản chủ lực để tập trung phát triển.

Qua tổng quan kinh nghiệm quốc tế về xác định và phát triển sản phẩm chủ lực, có 4 nhóm tiêu chí chính mà hầu hết các nước đều sử dụng để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực của mình, bao gồm: 1- Nhóm tiêu chí về kinh tế; 2- Nhóm tiêu chí về xã hội; 3- Nhóm tiêu chí về môi trường; 4- Nhóm tiêu chí về sản phẩm ưu tiên phát triển.

Nâng tầm sản phẩm chủ lực Bắc Giang
(BGĐT)- “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (viết tắt là OCOP) là chủ trương lớn của Nhà nước nhằm phát triển KT-XH khu vực nông thôn. Cụ thể hóa chủ trương này, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Đề án hướng tới mục tiêu nâng tầm, gia tăng giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương.
 
Nâng giá trị cho nông sản chủ lực
(BGĐT) - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến nay, các địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã xây dựng được nhiều sản phẩm đặc trưng, chủ lực. Qua đó khai thác tốt lợi thế sẵn có, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
 
Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm chủ lực, đặc trưng
(BGĐT) - Bắc Giang đã hình thành nhiều sản phẩm chủ lực, đặc trưng, bước đầu tạo ra vùng sản xuất hàng hóa. Trong đó, việc xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng. Phóng viên Báo Bắc Giang có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Kiên, Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ (KH-CN) về vấn đề này.
 
Theo Nhân dân
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...