Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Tăng nhanh mô hình, sản phẩm chất lượng

Cập nhật: 07:00 ngày 29/12/2018
(BGĐT) - Qua giai đoạn khởi đầu, đến nay, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC) của tỉnh Bắc Giang có bước tiến mới, tăng nhanh về số lượng mô hình, giá trị thu nhập. Kết quả này đã tạo đà cho nông dân mạnh dạn đầu tư áp dụng phương pháp canh tác tiên tiến để tạo ra sản phẩm cao cấp, đa dạng. 

Ăn rau tại ruộng

Có dịp đến thăm nhiều khu sản xuất nông nghiệp trong tỉnh nhưng mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn hữu cơ của hộ ông Nguyễn Đắc Khanh, thôn Nội Thổ, xã Bắc Lý (Hiệp Hòa) khiến tôi ấn tượng hơn cả.

{keywords}

Mô hình nuôi gà đẻ trứng của hộ ông Ngô Văn Ánh, xã Bảo Đài (Lục Nam). Ảnh: Việt Hưng.

Dẫn khách đi thăm những luống xà lách tím, trắng đang lên mơn mởn trong nhà màng, ông Khanh cắt một gốc rau, đưa cho tôi bảo: “Cô thử đi, rau sạch có thể ăn ngay tại ruộng đấy”. Thấy khách có vẻ ngần ngại, ông Khanh ăn trước và nói: “Không sao đâu, tôi ăn nhiều lần rồi mà”. Tò mò, tôi nhìn kỹ cọng rau không thấy bụi đất bám vào và mạnh dạn nhấm một tàu xà lách tím. Vị của rau man mát, ngọt nhẹ và thơm thoang thoảng dễ chịu, khá hấp dẫn. Quan sát kỹ, dưới gốc rau thi thoảng có con sâu xanh, sọc vằn bò đi bò lại song tuyệt nhiên không leo lên cắn lá. Tôi đùa vui: “Chắc bác vừa phun thuốc trừ sâu, thảo nào sâu không dám bén mảng đến”. Ông Khanh đáp: “Đó là điều thú vị khi trồng rau theo quy trình hữu cơ mà không phải ai cũng biết. Trồng rau theo phương pháp này phức tạp, tỉ mỉ nhưng tôi chỉ sơ lược mấy công đoạn chính. Phải ủ đất, xử lý kỹ bằng chế phẩm sinh học, rồi tưới nước sạch cho cây. Khi cây còn non, bộ rễ ngắn chưa ăn đến lớp phân bón lót thì rau có thể xuất hiện sâu bọ. Bộ rễ dài, khỏe hơn sẽ hút dinh dưỡng trong phân bón hữu cơ chứa một loại enzim ức chế sâu bệnh, từ đó không có nguồn thức ăn, sâu sẽ tự chết mà không cần phải phun thuốc bảo vệ thực vật”. Theo ông Khanh, giống chuẩn, được xử lý mầm bệnh nghiêm ngặt thì hầu như không xuất hiện bệnh hại.

Đây là vụ thứ ba ông Khanh trồng rau hữu cơ. Hiện tại, Công ty TNHH một thành viên GET Việt Nam đang liên kết với ông, phân tích lấy mẫu để xuất khẩu rau sang Nhật Bản. Trên cơ sở đó sẽ nhân rộng, mở ra triển vọng phát triển vùng sản xuất rau sạch trên toàn tỉnh.

Cũng đam mê với ruộng đồng nên dù trẻ tuổi, anh Trần Xuân Đăng, thôn Đức Thành, xã Trí Yên (Yên Dũng) đầu tư nhà màng trồng dưa lưới, dưa leo trên diện tích hơn 2 nghìn m2. Vụ trước, trừ chi phí, anh thu hơn 200 triệu đồng. Tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội chuyên ngành công nghệ thông tin, Đăng cùng nhóm bạn của mình vừa đoạt giải Khuyến khích Nhân tài Đất Việt năm 2018 với giải pháp nông nghiệp thông minh. Anh chia sẻ: “Để ứng dụng phần mềm mà chúng em vừa đoạt giải vào thực tiễn cần các điều kiện đi kèm. Do vậy, em đang lập kế hoạch, đề án để mở rộng quy mô sản xuất nhà màng, nhà lưới”. Theo Đăng, áp dụng giải pháp nông nghiệp thông minh, người sản xuất sẽ đỡ được nhiều chi phí. Các công đoạn chăm sóc đều được tích hoạt trong điện thoại, có thể kiểm soát vùng sản xuất bất cứ lúc nào dù mình không có mặt tại ruộng. Hiện nay, Đăng đang trồng cà chua trái cây, dâu tây phục vụ thị trường dịp Tết.

{keywords}

Khu sản xuất dưa Hàn Quốc trong nhà màng tại HTX Nông nghiệp hữu cơ Quang Minh, xã Quang Minh (Hiệp Hòa). Ảnh: Danh Lam.

Hỗ trợ doanh nghiệp, tích tụ đất đai

Thực hiện Nghị quyết 130 ngày 16-8-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016- 2020, đến nay, toàn tỉnh xây dựng 80 mô hình, tăng gấp 4 lần so với năm trước, tập trung tại các huyện Hiệp Hòa, Lục Nam, Việt Yên...

Trò chuyện với chủ các mô hình trên cho thấy, giờ đây người sản xuất có sự thay đổi lớn trong tư duy. Họ không chỉ hướng đến hiệu quả mà chú trọng sản phẩm chất lượng cao, an toàn phục vụ người tiêu dùng. Thực hiện Nghị quyết 130 ngày 16-8-2016 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016- 2020, đến nay, toàn tỉnh xây dựng 80 mô hình, tăng gấp 4 lần so với năm trước, tập trung tại các huyện Hiệp Hòa, Lục Nam, Việt Yên... Cơ cấu cây trồng trong các mô hình được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đạt hơn 300 triệu đồng /ha/năm, vượt mục tiêu đề ra. Điều này khẳng định Nghị quyết số 130 là chủ trương đúng, kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới.

Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong đợt khảo sát tại một số địa phương vào đầu năm nay, nhiều nơi làm nhà màng chỉ trồng hành, thậm chí cả cà pháo nên đơn vị rất lo ngại. Hiện nay đã có sự chuyển biến lớn. Nông dân đưa cây có hiệu quả kinh tế cao như: Dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc, rau cải bó xôi, hoa cao cấp vào sản xuất. Đây là tín hiệu đáng mừng cho đối với nông nghiệp của tỉnh. Tương lai xuất hiện nhiều vùng sản xuất CNC trong những năm tới. Đơn cử, vụ đông năm nay Bắc Giang có kế hoạch xây dựng 28 nhà màng, nhà lưới nhưng người dân đã mạnh dạn xây dựng tăng nhiều so với kế hoạch. Theo đó tỉnh cũng bổ sung kinh phí, không hạn chế mô hình. Ước tính, tỉnh đầu tư hàng chục tỷ đồng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp CNC.

Triển khai thời gian qua, nhiều địa phương đã rút ra được bài học kinh nghiệm. Để mô hình nông nghiệp CNC thành công trước hết phải thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch, có sự gắn kết chặt chẽ trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đồng thời lựa chọn đối tượng cây trồng, vật nuôi có giá trị cao, phù hợp đưa vào sản xuất. Trao đổi về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái cho biết: “Lợi thế của ứng dụng CNC vào sản xuất đã được khẳng định, tạo bước đột phá cho nông nghiệp. Xác định CNC là hướng đi tất yếu, thời gian tới tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết số 130 của BTV Tỉnh ủy; trong đó đề ra giải pháp như: Có chính sách cụ thể để khuyến khích, thu hút các DN lớn trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp CNC. Xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ, nhất là về tích tụ đất đai, phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm”.

Thành công từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi
(BGĐT)- Từ quản lý một doanh nghiệp vận tải, anh Lê Công Định, thôn Hương Minh, xã Quang Minh, huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) chuyển hướng đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi và anh đã thành công.
 
Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
(BGĐT) - Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bước đầu mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân, tạo việc làm cho nhiều lao động, cung cấp thực phẩm sạch cho thị trường.
 
GrowTech 2018 giới thiệu hàng trăm giải pháp nông nghiệp thông minh
Robot đặt hạt rau củ, quả tự động, máy sấy lạnh tăng tốc…có thể giúp người làm nông nghiệp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
 
Hiệp Hòa phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
(BGĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Hiệp Hòa triển khai thêm 8 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nâng tổng số mô hình toàn huyện lên 17.
 

Trịnh Lan

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...