Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đào tạo nghề cho nông dân: Sát nhu cầu từng nhóm đối tượng

Cập nhật: 09:29 ngày 15/11/2018
(BGĐT)- Chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tăng thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, để đạt số lượng và chất lượng lao động theo chỉ tiêu Bộ Nông nghiệp và PTNT giao cho Bắc Giang trong giai đoạn 2016-2020 đòi hỏi sự chung tay từ nhiều phía.

Từ lý thuyết đến thực tiễn

Trang trại chăn nuôi của gia đình anh Lý Văn Đức, dân tộc Sán Dìu, thôn Giáp Sơn, xã Cẩm Lý (Lục Nam) rộng hơn 1,5 nghìn m2 được phân làm hai khu. Trong chuồng hiện có 7,5 nghìn con với hai loại giống: Lai gà Hồ và lai chọi gần 2 tháng tuổi. Anh Đức kể, từ năm 2003, anh đã quan tâm đến nghề chăn nuôi, nhưng thiếu kiến thức, kinh nghiệm nên anh không nuôi nhiều. Năm 2017, anh được Hội Nông dân (HND) xã Cẩm Lý chọn tham gia lớp đào tạo nghề chăn nuôi thú y. Qua khóa học, anh và các học viên nắm được nhiều kiến thức cơ bản trong chăn nuôi và thú y, như cách mổ gia cầm để chẩn đoán một số bệnh cầu trùng, đầu đen, gumboro, hen,… qua quan sát nội tạng. 

{keywords}

Sau khi tham gia lớp đào tạo nghề, gia đình anh Trương Văn Lưu, thôn Đồng Sung, xã Đông Hưng (Lục Nam) đã tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tăng giá trị thu nhập từ cây cam. Ảnh: Thành Nam

“Trước đây mỗi lần gà, lợn mắc bệnh, tôi phải tìm tới cán bộ thú y để xử lý, nay tự mình chữa trị”, anh Đức tự tin nói. Quả như lời Đức, chỉ từ đầu năm đến nay, gia đình anh đã xuất bán 7,5 nghìn con gà thịt và 35 con lợn thương phẩm; trừ chi phí, thu lãi hơn 230 triệu đồng.

Cũng qua lớp đào tạo nghề nông nghiệp, anh Nguyễn Đức Quảng ở thôn Đồng Sào 1, xã Quang Tiến (Tân Yên) lại chọn học nghề trồng trọt. Anh Quảng chia sẻ, trước đây bản thân thâm canh khá nhiều loại cây như: Chuối tiêu hồng, sắn dây, cam, bưởi, ổi… nhưng hiệu quả thấp. Vì thế, anh quyết tâm tìm học nghề trồng trọt để nâng cao kiến thức. “Khi chưa qua đào tạo, thấy cây mắc bệnh chỉ chăm sóc theo kinh nghiệm truyền tai, nay mới biết phải tìm nguyên nhân cây mắc bệnh, truy xét từ nguồn giống, cách trồng, chất đất, nước tưới… mới đưa ra hướng chăm sóc hợp lý”, anh Quảng nói. Quan sát vườn cây ăn quả của gia đình anh thấy hàng nghìn trái bưởi Diễn, da xanh, cam Vinh… sai lúc lỉu trên những thân cây khỏe mạnh là minh chứng cho những kiến thức mà chủ nhân khu vườn đã học được và áp dụng vào thực tế.

Không chỉ có anh Đức hay anh Quảng đang phát huy tốt những kiến thức đã được học, mà nhiều nông dân khác cũng đã biết cách biến kiến thức từ sách vở vào thực tiễn, bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. Ông Nguyễn Thái Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Bắc Giang nói: “Nhìn chung, công tác đào tạo nghề bước đầu đáp ứng được nhu cầu về kiến thức căn bản trong sản xuất của bà con. Nhiều trường hợp đã biết cách áp dụng kiến thức được học vào mô hình trồng trọt, chăn nuôi của mình, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế”. Được biết, sau 9 năm thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, toàn tỉnh đã đào tạo gần 30 nghìn người, trong đó, hơn 80% số lao động tiếp tục làm nghề cũ và tự tạo việc làm, có năng suất, thu nhập cao hơn.

Đổi mới cơ chế đào tạo

Hiện nay, lực lượng lao động trẻ nông thôn chủ yếu làm việc tại các khu, cụm công nghiệp. Sản xuất nông nghiệp đa phần là lao động trung niên và người cao tuổi. Do vậy, để tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp cao đòi hỏi lực lượng lao động này phải có kiến thức căn bản, không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm đơn thuần. Trong giai đoạn 2016-2020, Bắc Giang được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp cho 25.860 người, tuy nhiên từ năm 2016 đến nay Bắc Giang mới đào tạo được 2.400 người, đạt 9,28%. 

Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản của Bắc Giang 2016, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động toàn tỉnh là 789,67 nghìn người (năm 2011 là 779,8 nghìn người). Trong đó, số người chưa qua đào tạo và đào tạo nhưng không có chứng chỉ 651,3 nghìn người, chiếm 82,48%, tăng 2,23% so với năm 2011.

Theo kế hoạch năm 2019, ngành nông nghiệp cũng chỉ đề xuất đào tạo 1.400 người, như vậy Bắc Giang sẽ khó hoàn thành chỉ tiêu giao. Theo lãnh đạo Chi cục Phát triển Nông thôn Bắc Giang, nguyên nhân chính là do nguồn kinh phí hạn hẹp. Mức chi phí cho một chỉ tiêu đào tạo, tỉnh phân bổ chỉ đạt trên 50% so với quy định. Đơn cử: Học viên học nghề trồng trọt và chăn nuôi thú y, theo quy định được cấp 2 triệu đồng/người/khóa học nhưng tỉnh chỉ cấp 1,04 triệu đồng. Ngoài ra, việc phân bổ nguồn vốn cũng rất chậm, thường đến giữa năm tỉnh mới triển khai nên ảnh hưởng đến việc tuyển sinh và quá trình học nghề. Có những bài giảng khó thực hành do đã qua giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi.

Để đạt mục tiêu đề ra, nhất là phát huy tốt mục đích, ý nghĩa của mỗi khóa dạy nghề cho nông dân, trước hết tỉnh nên tạo cơ chế về nguồn vốn thỏa đáng cho lĩnh vực này. Ngành Nông nghiệp, Lao động- Thương bình và xã hội cũng như các hội đoàn thể tỉnh phối hợp với chính quyền mỗi địa phương rà soát danh mục đào tạo, bảo đảm nghề nông nghiệp phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp, sản xuất công nghệ cao và an sinh xã hội. Mặt khác, tập trung đào tạo các nghề nông nghiệp gắn với thế mạnh, đặc trưng của từng vùng, xây dựng các vùng chuyên canh cây, con để thúc đẩy sản xuất hàng hóa nông nghiệp; đồng thời quan tâm đào tạo nghề gắn với nhân rộng các điển hình tiên tiến theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, tự người nông dân sau khi được đào tạo, áp dụng thành công vào thực tiễn lại truyền dạy kỹ thuật lao động, sản xuất của mình cho người khác làm theo.

Hơn 210 lao động nông thôn được đào tạo nghề
(BGĐT) - Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Sơn Động (Bắc Giang) vừa phối hợp với Trung tâm dạy nghề Xương Giang mở 7 lớp đào tạo nghề cho 210 lao động nông thôn ở các xã: An Lạc, Yên Định, Thanh Luận, Vân Sơn, An Bá và Hữu Sản.
 
Liên kết với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề
(BGĐT) - Là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đã và đang được ngành chức năng và các huyện, TP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm thực hiện. Trong đó, liên kết với doanh nghiệp (DN) là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo.
 
Quan tâm chất lượng đào tạo nghề, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%
(BGĐT)- UBND TP Bắc Giang vừa thống nhất đưa ra nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong năm 2018 đạt 65%.
 
Khởi động chương trình đào tạo nghề kép tại Đức dành cho giới trẻ Việt Nam
Tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đào tạo Quản lý Doanh nghiệp (CBAM) kết hợp với Tập đoàn Giáo dục SBH vừa tổ chức khởi động chương trình đào tạo nghề kép tại Đức dành cho giới trẻ Việt Nam.
 
Bắc Giang: Triển khai đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn
(BGĐT) - Thực hiện dự án “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đang triển khai chương trình đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2018.
 
Thực hiện hình thức đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu người học
Thông tư 31 sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức hình thức đào tạo phù hợp với nhu cầu của người học và xã hội. Thông tư quy định nhiều nội dung mới, giúp linh hoạt hơn trong quá trình tuyển sinh, tổ chức đào tạo.
 
Quan tâm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
(BGĐT) - Ngày 13-11, đoàn công tác Ban Văn hóa -Xã hội (HĐND tỉnh Bắc Giang) do đồng chí Hà Văn Bé, Trưởng Ban làm trưởng đoàn đã giám sát công tác đào tạo nghề và thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) giai đoạn 2015-2016 và 6 tháng đầu năm 2017 tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH). Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.
 
Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh giám sát công tác đào tạo nghề tại Yên Thế
(BGĐT) - Ngày 1-11, Đoàn giám sát do đồng chí Hà Văn Bé, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát công tác đào tạo nghề và thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2015-2016 và 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang). 
 

Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...