Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phản biện “Đề án phát triển thương hiệu nông sản hàng hóa cấp tỉnh giai đoạn 2018-2020”

Cập nhật: 14:43 ngày 16/10/2018
Ngày 16-10, Liên Hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị tư vấn, phản biện “Đề án phát triển thương hiệu nông sản hàng hóa cấp tỉnh giai đoạn 2018-2020”. Tham dự có các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài tỉnh. 
{keywords}

Thành viên Hội đồng tư vấn, phản biện đóng góp ý kiến tại hội nghị.

Dự thảo Đề án do Sở Công Thương chủ trì soạn thảodự kiến thời gian thực hiện từ năm 2018 đến 2020 với tổng kinh phí hơn 15,9 tỷ đồng. Nội dung tập trung vào  phát triển thương hiệu của 7 nông sản giàu tiềm năng, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường gồm: Gà đồi Yên Thế, mỳ Chũ, chè Bản Ven, rượu làng Vân, nấm Lạng Giang, cam bưởi Lục Ngạn và na Lục Nam; xây dựng chuỗi giá trị đối với 3 loại nông sản hàng hóa gồm: Vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, mỳ Chũ. Cùng đó, thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp về thông tin, truyền thông; phát triển sản xuất; xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu; phát triển thị trường; liên kết sản xuất, tiêu thụ; đào tạo nguồn nhân lực…

Trên cơ sở nghiên cứu dự thảo, các thành viên tổ tư vấn đánh giá cao nội dung Đề án, đồng thời cho rằng,  hầu hết nông sản của tỉnh hiện nay chất lượng, mẫu mã chỉ đủ điều kiện đáp ứng cho thị trường tầm trung, thiếu tính cạnh tranh; sơ chế đóng gói chưa được doanh nghiệp, người dân quan tâm nên giá trị kinh tế thấp; nhiều hàng hóa có gắn tem nhãn nhưng không đầy đủ thông tin khiến người tiêu dùng khó truy xuất nguồn gốc; các cơ quan chức năng chủ yếu tập trung tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, chưa chú trọng nâng cao kỹ thuật sản xuất cho người dân…

Các thành viên tổ tư vấn đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo xem xét, tính toán tăng thêm kinh phí và thời gian thực hiện đề án, trong đó chú trọng phân nguồn vốn cho nội dung tuyên truyền, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân; chú ý bổ sung nội dung đánh giá tình hình sản xuất tiêu thụ của các sản phẩm chủ lực tại thị trường trong nước và quốc tế 3 năm trở lại đây. Đề án không nên lựa chọn dàn trải nhiều sản phẩm mà chỉ cần lựa chọn một vài nông sản chủ lực nhất như: Vải thiều, gà đồi Yên Thế, mỳ Chũ hoặc chè xanh Bản Ven để thực hiện có hiệu quả. Trong phần giải pháp cần bổ sung thêm tính khả thi và phù hợp để xây dựng thương hiệu nông sản; tập trung vào khâu bảo quản chế biến, nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa.

Tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên tổ tư vấn, phản biện, đại diện Sở Công Thương cho biết đơn vị sẽ chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh Đề án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian tới.

Hoàng Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...