Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Gây hại môi trường trong khu công nghiệp

Cập nhật: 08:55 ngày 01/10/2018
(BGĐT)- Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp (DN), nhất là DN thuê và cho thuê nhà xưởng ở một số khu công nghiệp (KCN) trong tỉnh Bắc Giang đã đi vào sản xuất song không tuân thủ nghiêm quy định, gây ô nhiễm môi trường. 

Thiếu thủ tục vẫn hoạt động

Công ty cổ phần Thép Phương Bắc đầu tư dự án nhà máy cán thép đã nhiều năm nay tại KCN Song Khê - Nội Hoàng. Đầu năm ngoái, đơn vị này cho ba DN nước ngoài thuê lại một phần diện tích nhà xưởng để sản xuất suất ăn công nghiệp; pin năng lượng mặt trời; gia công, sản xuất sơn phủ linh kiện điện thoại. Mặc dù thay đổi hình thức đầu tư nhưng Công ty chậm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Đại diện lãnh đạo Phòng Kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường - TN&MT) cho biết, theo Luật BVMT, khi thay đổi ngành nghề đầu tư, DN buộc phải lập điều chỉnh lại báo cáo ĐTM trước khi đi vào hoạt động. Thế nhưng cuối năm 2017, Công ty mới được phê duyệt báo cáo này. Không chỉ vậy, DN còn không lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường nên tháng 5 năm ngoái, Sở TN&MT xử phạt 80 triệu đồng.

Sau khi được phê duyệt báo cáo ĐTM, Công ty cổ phần Thép Phương Bắc chậm xây dựng trạm thu gom, xử lý nước thải cho các đơn vị thứ cấp, trình Sở TN&MT xác nhận hoàn thành. Theo yêu cầu của Sở, đến ngày 10-8-2018, Công ty phải hoàn thành trạm xử lý nước thải nhưng ngày 19-9, đơn vị vẫn chưa có văn bản đề nghị Sở xác nhận, trong khi các DN thứ cấp vẫn hoạt động, xả nước thải ra môi trường. Không chỉ Công ty cổ phần Thép Phương Bắc vi phạm về môi trường, Công ty TNHH Allesun Việt Nam thuê lại nhà xưởng của DN này hiện cũng chưa được thông qua báo cáo ĐTM.

Tương tự, Công ty TNHH Glass Tech Vina thuê xưởng của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất và Thương mại Terrawood, KCN Đình Trám (Việt Yên) để gia công linh kiện điện tử nhưng đến nay chưa lập xong kế hoạch BVMT trong khi DN này đã hoạt động.

Bên cạnh đó, nhiều DN còn chậm hoàn thành thủ tục xác nhận công trình BVMT. Theo số liệu rà soát chưa đầy đủ của ngành chức năng, đến nay toàn tỉnh có khoảng 24 DN, trong đó phần lớn là cho thuê và cho thuê nhà xưởng chưa hoàn thành thủ tục về môi trường, cụ thể như: Chậm lập kế hoạch BVMT, báo cáo đánh giá ĐTM và xác nhận hoàn thành công trình BVMT; không thực hiện đầy đủ các nội dung trong kế hoạch, báo cáo được phê duyệt.

Không để tái diễn

Qua cuộc giám sát gần đây của đoàn công tác HĐND tỉnh về việc chấp hành pháp luật BVMT trong DN, bà Ngụy Thị Kim Phương, Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách, thành viên đoàn cho rằng, để xảy ra tình trạng trên, nguyên nhân chính là các DN cho thuê nhà xưởng chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế mà bỏ qua hoặc chậm thực hiện các giải pháp BVMT. Nhiều công ty không yêu cầu DN thuê lại nhà xưởng lập báo cáo hoặc kế hoạch BVMT.

Thời gian qua, các đơn vị như Ban Quản lý các KCN tỉnh, Sở TN&MT, Công an tỉnh, chậm phát hiện, xử lý dứt điểm vi phạm dẫn tới một số DN “nhờn luật”. Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 1-8-2018, Sở TN&MT có văn bản đôn đốc Công ty cổ phần Thép Phương Bắc lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình BVMT gửi về Sở xác nhận xong trước ngày 10-8. Quá thời hạn trên, Công ty không chấp hành sẽ bị xem xét xử lý vi phạm theo quy định. Tuy nhiên, Sở đã không xử phạt DN này mặc dù đã quá hạn.

Nguyên nhân nữa là khâu hậu kiểm của cơ quan chức năng chưa sát sao nên có DN vừa bị xử lý xong nhanh chóng tái phạm. Đơn cử như Công ty TNHH MCSP Vina thuê nhà xưởng tại KCN Song Khê - Nội Hoàng tuy đã bị xử phạt 300 triệu đồng từ giữa tháng 7 năm nay vì không lập báo cáo ĐTM và bị đình chỉ hoạt động trong 6 tháng nhưng nay DN vẫn đang hoạt động.

Để chấn chỉnh vi phạm, Ban Quản lý các KCN tỉnh, Sở TN&MT, Công an tỉnh cần khẩn trương phối hợp rà soát, kiểm tra chặt chẽ các DN trong KCN, trọng tâm là những đơn vị thuê và cho thuê nhà xưởng; phát hiện kịp thời vi phạm, áp dụng chế tài xử lý nghiêm khắc và dứt điểm đối với các trường hợp chậm hoặc chây ì không thực hiện thủ tục về môi trường, có hoạt động xả thải gây ô nhiễm.

Cấp có thẩm quyền khi xử phạt phải gắn với yêu cầu thực thi nghiêm quyết định. Đối với các công ty không khắc phục vi phạm mặc dù đã bị tạm đình chỉ, ngành chức năng xem xét tham mưu với cấp có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh.

Khẩn trương khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp
 (BGĐT) - Ngày 11-9, đoàn công tác của HĐND tỉnh do đồng chí Từ Minh Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) giai đoạn 2015- 2018 tại một số doanh nghiệp (DN) và cơ sở tái chế nhựa trên địa bàn huyện Hiệp Hòa. 
 
Đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, khắc phục ô nhiễm môi trường
(BGĐT) - Không chỉ chú trọng thu hút các dự án đầu tư tiềm năng, những năm qua, các cấp, ngành, doanh nghiệp (DN) đã nỗ lực xây dựng, cải tiến công nghệ xử lý nước thải tại cụm công nghiệp (CCN). Qua đó góp phần hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
 

Tú Linh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...