Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 27 °C / 25 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế / Hội chợ trái cây Lục Ngạn
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lục Ngạn: Cây trái trĩu cành, hút khách

Cập nhật: 09:29 ngày 24/09/2018
(BGĐT) - Thời điểm này, cây có múi trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) bắt đầu cho thu hoạch. Do được chăm sóc đúng quy trình, các loại cây đều sinh trưởng, phát triển tốt, hứa hẹn mang lại nguồn thu lớn cho nhà vườn.

Đa dạng sản phẩm

Sản phẩm chủ lực cây có múi của huyện vẫn là cam lòng vàng, cam ngọt, bưởi da xanh, bưởi ngọt. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với mọi năm là tại địa bàn có thêm nhiều giống cây mới như: Cam giấy, cam không hạt, quýt đường. Riêng cam giấy được thu hoạch rải vụ từ tháng 7 đến cuối tháng 8 âm lịch. Cam lòng vàng, bưởi da xanh, bưởi Hoàng bắt đầu đủ tiêu chuẩn xuất bán.

{keywords}

Người dân xã Trù Hựu trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cam lòng vàng.

Do được chăm sóc bài bản nên đến một số xã trọng điểm trồng cây có múi của huyện như: Tân Mộc, Tân Quang, Nghĩa Hồ, Hồng Giang… đâu đâu cũng sum suê cây trái, một số hộ đã có lợi nhuận lớn. Gia đình chị Nguyễn Thị Mai, thôn Đồng Nấm, xã Tân Quang vừa hái xong 2 tấn cam giấy, trừ chi phí thu về hơn 35 triệu đồng. 

Theo chị Mai, giống cam này bán rất chạy, được người tiêu dùng ưa chuộng để vắt nước uống. Cam chín đến đâu được thương nhân mua gom đến đấy. Sắp tới, gia đình chị dự kiến thu khoảng 5 tấn quýt đường. Được biết, vốn là chủ cơ sở sản xuất, cung ứng giống cây trồng nên chị Mai thường thu thập những loài cây mới chất lượng, phù hợp với đồng đất để trồng tại gia đình và cung cấp cho hộ dân. Nhờ những hộ như chị Mai mà bộ giống cây ăn quả của Lục Ngạn ngày càng đa dạng, được ví như hình thành “tập đoàn” giống cây trồng.

Sản phẩm được thu hái khiến các điểm cân nông sản tại huyện nhộn nhịp hơn sau khi mùa vải thiều đi qua. Gom hàng phục vụ thị trường dịp Tết Trung thu, vợ chồng anh Nguyễn Thành Hải, người dân trong thôn đặt một điểm cân cam, bưởi tại phố Lim, xã Giáp Sơn. Bình quân mỗi ngày anh mua khoảng 3-4 nghìn quả bưởi các loại và vài tạ cam đem bán tại Hà Nội, Bắc Ninh. 

Nguồn cung dồi dào nên giá sản phẩm giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Bưởi da xanh bình quân 35-37 nghìn đồng/kg, giảm 3-5 nghìn đồng/kg; cam lòng vàng 25-28 nghìn đồng/kg, giảm 2-4 nghìn đồng/kg; 10-15 nghìn đồng/quả bưởi Hoàng, bưởi bô lô. Tuy nhiên, cam lòng vàng không hạt lại có giá cao, khoảng 30-35 nghìn đồng/kg tại vườn.

Theo Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện, năm nay, huyện tổ chức Hội chợ Trái cây Lục Ngạn thay vì ngày hội như năm trước. Gian hàng được mở rộng, toàn bộ 30 xã, thị trấn tham gia, tăng 10 xã so với năm ngoái. Thời gian hội chợ diễn ra khoảng một tuần vào cuối tháng 11 để du khách có điều kiện tham quan, tìm hiểu sản phẩm cũng như tạo cơ hội kết nối tiêu thụ.

Nâng chất lượng quả, kết nối tiêu thụ

Theo nhiều chủ vườn, năm nay mưa lũ vào cuối tháng 8, sau đó nắng gắt khiến một số vườn bị rụng quả. Thế nhưng diện tích tăng cộng với kinh nghiệm chăm sóc nên sản lượng cây có múi toàn huyện vẫn đạt khoảng 50 nghìn tấn, tăng khoảng 10 nghìn tấn so với năm ngoái. 

Ông Tăng Văn Huy, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho rằng, hiện mới chớm đầu vụ thu hoạch cây có múi, vẫn còn nhiều rủi ro đối với cây trồng nếu bà con không chú trọng chăm sóc. Với chức năng, nhiệm vụ, phòng thường xuyên khuyến cáo nhà vườn cần bám thực địa, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng ở từng giai đoạn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; kịp thời phát hiện, phòng trừ sâu bệnh. 

Trong đó, đáng lưu tâm nhất là nhện đỏ, rầy chổng cánh (môi giới truyền bệnh Greening), nhện trắng, rệp sáp. Hơn nữa, bà con cần tuyệt đối không bón muối ăn cho cây ăn quả. Khi bón muối vào đất sẽ gây ra phản ứng hóa học đẩy các nguyên tố khác ra khỏi keo đất để cây trồng dễ dàng hấp thu. Những năm đầu có thể cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Bón muối ăn lâu dài sẽ phá hủy hệ keo đất, gây chai cứng, nghèo kiệt đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và giảm năng suất ở những năm tiếp theo.

Để giúp nông dân thuận lợi tiêu thụ sản phẩm, được giá năm nay huyện tiếp tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại. Đó là trích kinh phí hỗ trợ người dân về bao bì, nhãn mác sản phẩm. Đặc biệt, huyện tổ chức Hội chợ Trái cây Lục Ngạn thay vì ngày hội như năm trước. 

Gian hàng được mở rộng, toàn bộ 30 xã, thị trấn tham gia, tăng 10 xã so với năm ngoái và thời gian hội chợ diễn ra khoảng một tuần vào cuối tháng 11 để du khách có điều kiện tham quan, tìm hiểu sản phẩm cũng như tạo cơ hội kết nối tiêu thụ. Đáng chú ý các sản phẩm sau khi bình chọn, chấm điểm đạt kết quả cao tại hội chợ lần này sẽ được bán đấu giá gây quỹ.

Để hoạt động trên diễn ra đúng kế hoạch, đạt kết quả cao, UBND huyện giao các đơn vị chuyên môn của huyện khẩn trương thực hiện nhiều hạng mục. Đại diện Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện thông tin, túi, hộp đựng quả đang được thiết kế sao cho vừa đẹp, bền, tạo thiện cảm với người tiêu dùng.

Đồng Cốc giảm nghèo nhờ cây có múi
(BGĐT) - Ông Sái Văn Lính, Chủ tịch UBND xã Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho hay: “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đề ra đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 10%. Để thực hiện mục tiêu này, giải pháp chủ yếu là phát triển cây có múi”.
 
Giá cam ngọt Lục Ngạn tăng cao
(BGĐT) - Theo một số nhà vườn, hiện nay, cam ngọt Lục Ngạn loại đẹp có giá bình quân 50 nghìn đồng/kg tại vườn, tăng 15 nghìn đồng/kg so với tuần trước. 
 
Cam, bưởi Lục Ngạn tiêu thụ thuận lợi
(BGĐT) - Mấy ngày gần đây, thông tin giá cam tại một số địa phương trong nước giảm sâu, trong đó có cam Cao Phong (Hòa Bình) bán ở mức 20 nghìn đồng/kg, khó tiêu thụ ảnh hưởng tới sản xuất, tiêu thụ cam, bưởi tại Bắc Giang. 
 
Lục Ngạn: Trồng cam Xoàn thu lãi 500 triệu đồng/ha
(BGĐT) - Mấy năm gần đây, một số nông dân tại các xã: Nghĩa Hồ, Thanh Hải, Kiên Thành, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đưa cam Xoàn về trồng tại địa phương. Đây là giống cam mới, có nguồn gốc từ tỉnh Bến Tre. 
 
Bưởi Da xanh Lục Ngạn tiêu thụ thuận lợi
(BGĐT) - Với ưu điểm chất lượng quả thơm ngon, mẫu mã đẹp, giá cạnh tranh nên năm nay, quả bưởi Da xanh của các nhà vườn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang được tiêu thụ thuận lợi trong hệ thống siêu thị ở Hà Nội, đồng thời xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
 

Trường Sơn

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...