Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đẩy mạnh phát triển thương hiệu Việt sang thị trường Hàn Quốc

Cập nhật: 09:30 ngày 13/10/2017
Hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 20 tỷ USD trước năm 2015 và hướng tới mục tiêu 30 tỷ USD trong tương lai.
{keywords}

Đóng gói vải thiều xuất khẩu sau khi sơ chế  tại HTX Sản xuất nông sản và Thương mại Hồng Giang, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Ảnh tư liệu.

Hàn Quốc được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu vào thị trường này đều gặp thách thức không nhỏ, trong đó có quy định về an toàn thực phẩm (ATTP), chất lượng hàng hóa và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại nước này. Đây là nội dung được đề cập tới tại Hội thảo “Đẩy mạnh phát triển thương hiệu Việt sang thị trường Hàn Quốc”, do Bộ Công thương tổ chức ngày 12-10 tại Hà Nội.

Theo Bộ Công thương, những năm gần đây, thương mại song phương giữa Việt Nam-Hàn Quốc tăng trưởng đáng kể. Thương mại hai chiều tăng gần 87 lần, từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên hơn 43 tỷ USD năm 2016, và là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Trung Quốc, Mỹ, còn Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Hàn Quốc.

Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc các sản phẩm chủ yếu  như: Máy móc thiết bị, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nguyên phụ liệu dệt may da giày, sắt thép, chất dẻo, hóa chất; xuất khẩu sang Hàn Quốc hàng dệt may, điện thoại các loại và linh kiện, thủy sản, gỗ, máy móc, thiết bị, giày dép, phương tiện vận tải và phụ tùng, xơ, sợi dệt các loại.

Mặc dù, Hàn Quốc được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam, thế nhưng hiện nay, hầu hết các DN xuất khẩu vào thị trường này đều gặp thách thức không nhỏ, đặc biệt là những quy định về ATTP, chất lượng hàng hóa và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Ông Lê Hải An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công thương) cho biết, không chỉ nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, người tiêu dùng Hàn Quốc rất coi trọng mẫu mã, hình thức sản phẩm. Nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam được nhiều người tiêu dùng trong khu vực Asean đánh giá cao về chất lượng, song vì hình thức kém bắt mắt nên vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng các nước.

Ông Lê Hải An cho rằng, ngoài việc tuân thủ các quy định về chất lượng, ATTP, các DN trong nước cần chú trọng hơn đến khâu thiết kế, làm sao để những sản phẩm chất lượng Việt, nhưng hình thức thì nên “Hàn hóa”, phong cách hơn, đẹp mắt hơn. Đây là điều kiện cần và đủ để hàng hóa nông sản Việt thâm nhập thành công vào thị trường này.

"Điều đầu tiên chúng ta phải rất quan tâm đến nhu cầu tập tính văn hóa tiêu dùng của từng thị trường, như thị trường Hàn Quốc có những đặc điểm gì, bởi lẽ chúng ta phải bán những thứ thị trường cần chứ không phải bán những thứ mà họ đã có. Chắc chắn các thị trường phải đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn tối thiểu liên quan. Ví dụ, trong lĩnh vực nông sản, hàng thương phẩm, thực phẩm liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi khi xuất khẩu hàng hóa nào đó sang Hàn Quốc thường phải xuất khẩu thông qua nhà nhập khẩu hay những kênh phân phối của Hàn Quốc, họ có những yêu cầu riêng, tiêu chuẩn riêng về thiết kế, mẫu mã, chất lượng" - ông Lê Hải An chỉ rõ.

Theo Chung Thủy/VOV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...