Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 24 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học-Công nghệ / Thương mại điện tử
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD năm 2022

Cập nhật: 09:24 ngày 24/11/2017
(BGĐT) - Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trở nên sôi động và kịch tính hơn khi có thêm nhiều “tân binh” gia nhập cuộc chơi.
{keywords}

Top sàn TMĐT hàng đầu Việt Nam theo thống kê của iPrice. Trong đó, Lazada dẫn đầu về lượng truy cập, ứng dụng cài đặt, lượt theo dõi trên Facebook.

Theo Diễn đàn toàn cảnh TMĐT Việt Nam do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương phối hợp với Hiệp hội TMĐT Việt Nam tổ chức vào tháng 2, tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng năm lên đến 22%. Quy mô thị trường TMĐT Việt Nam được dự đoán có thể đạt 10 tỷ USD trong 5 năm tới.

Điều này cho thấy, TMĐT Việt Nam đang có tiềm năng phát triển cao. Sự vào cuộc của nhiều website TMĐT mới hiện nay cũng góp phần tạo sức bật cho thị trường. Không thể phủ nhận, những “tân binh” này đã giúp thị trường TMĐT thêm màu sắc, mang đến nhiều lựa chọn mua sắm cho người tiêu dùng. Vậy nên, những doanh nghiệp lớn luôn phải tập trung đầu tư làm mới mình nếu không muốn vị trí bị lung lay.

Lúc này, sự chú ý được đổ dồn vào Lazada - “gã khổng lồ” đang nắm 1/3 thị phần TMĐT Việt Nam. Theo iPrice, Lazada hiện là doanh nghiệp có lượng truy cập, lượt theo dõi trên Facebook nhiều nhất. Bên cạnh đó, sự phát triển ổn định trong từng quý cho thấy Lazada vẫn đang giữ vững vị trí dẫn đầu.

{keywords}

Ông Alexandre Dardy - CEO Lazada phát biểu tại họp báo khởi động chương trình “Cách mạng mua sắm”.

Thành công mà Lazada có được sau 5 năm gia nhập thị trường Việt Nam đến từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt. Lấy ví dụ từ “Cách mạng mua sắm” - sự kiện mua sắm khuyến mãi trực tuyến của Lazada được khởi động từ năm 2012, đây chính là thương hiệu và cuộc cách mạng thật sự mà Lazada đã tạo nên với thị trường mua sắm trực tuyến Việt Nam. Lượng truy cập vào trang web lazada.vn qua mỗi mùa “cách mạng” đều tăng mạnh. Trong năm đầu tiên thực hiện (2012), chỉ có 235.000 lượt truy cập trong 2 ngày sự kiện, thì đến năm 2017, đã có hơn 16 triệu lượt truy cập sau 3 ngày phát động đợt đầu tiên của sự kiện. 

Để đạt được con số ấn tượng đó, Lazada đã dốc toàn bộ nhân lực để bảo đảm mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Anh Phạm Thông - Giám đốc marketing Lazada Việt Nam cho biết: “Bộ phận Marketing đã dành rất nhiều thời gian để lên kế hoạch và chuẩn bị những sản phẩm khuyến mãi hấp dẫn nhất, cũng như làm việc với rất nhiều đối tác để có ưu đãi tốt nhất cho khách hàng”.

{keywords}

Lazada đã mở thêm 4 trung tâm xử lý, mở rộng hợp tác với nhiều đối tác giao nhận để bảo đảm các đơn hàng được vận chuyển đúng thời gian.

Trong khi đó, bộ phận chăm sóc khách hàng cũng phải tăng cường nhân lực tối đa. “Trong đợt ‘Cách mạng mua sắm’ lần này, phòng chăm sóc khách hàng phải tuyển thêm nhiều người và đào tạo họ. Trong khi đó, phòng quản lý vận hành phải hỗ trợ đối tác vận chuyển để hàng hoá đến tay khách hàng nhanh nhất”, anh Vũ Ngọc Lâm - Giám đốc bộ phận trải nghiệm khách hàng nói thêm. Bên cạnh đó, điều mà Lazada đặc biệt chú trọng là dịch vụ logistic - điểm yếu cốt lõi của nhiều doanh nghiệp TMĐT.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng đó, Lazada đã tạo nên thành công trong đợt 1 của “Cách mạng mua sắm”, và hứa hẹn tiếp tục có kết quả ấn tượng trong đợt tiếp theo từ ngày 12 đến 14-12. Với cương vị là một “gã khổng lồ” trong thị trường TMĐT Việt Nam, Lazada đã và đang góp phần tạo nên thói quen mua sắm trực tuyến cho người tiêu dùng Việt, làm đòn bẩy cho sự phát triển chung của cả thị trường.

Nam Bình (tổng hợp)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...