Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Khoa học - Công nghệ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhiều đề tài khoa học, công nghệ khó nhân rộng, vì sao?

Cập nhật: 13:26 ngày 16/04/2019
(BGĐT) - Mỗi năm, tỉnh Bắc Giang đầu tư hàng chục tỷ đồng phục vụ công tác nghiên cứu nhằm lựa chọn giải pháp tiên tiến áp dụng vào sản xuất, đời sống. Hầu hết các đề tài, dự án khoa học, công nghệ (KH&CN) đều được nghiệm thu thành công; nhiều nhiệm vụ KH&CN đạt loại tốt, xuất sắc song vẫn khó nhân rộng.

Đạt loại xuất sắc vẫn... dừng ở mô hình

Dự án “Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa Nhật (Japonica) trên địa bàn huyện Lạng Giang” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN triển khai từ tháng 1-2016 đến tháng 11-2017. Các hộ dân thuộc 4 xã: Phi Mô, Nghĩa Hưng, Tân Hưng và Tân Thịnh (Lạng Giang) tham gia với tổng diện tích 3 vụ là 150 ha, kinh phí hàng trăm triệu đồng từ vốn sự nghiệp KH&CN.  

Cuối năm 2016, dự án được nghiệm thu với kết quả đạt loại xuất sắc. Lúa Nhật có thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhánh khỏe, chịu sâu bệnh khá, hạt gạo trắng trong, cơm mềm... Các thành viên hội đồng đánh giá cao khả năng nhân rộng của giống lúa này, mở ra triển vọng phát triển giống lúa mới cho năng suất, chất lượng.

{keywords}

Mô hình sản xuất lúa Nhật tại xã Tân Hưng (Lạng Giang). Ảnh: Hoàng Thoa.

Tuy nhiên, sau 2 năm kết thúc dự án, đến nay người dân địa phương đưa giống lúa Nhật vào canh tác không nhiều. Ông Nguyễn Văn Giang, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: “Sau khi Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN gieo cấy thử nghiệm thành công, huyện đã đưa giống lúa Nhật vào cơ cấu giống tại địa bàn. Quá trình sản xuất, người dân phải cấy sớm và chăm sóc lệch khung mùa vụ với các giống khác nên sau khi hết dự án hỗ trợ bà con vẫn chưa tiếp cận và nhân rộng giống lúa Nhật”.

Đến nay, bình quân mỗi vụ, toàn huyện Lạng Giang sản xuất khoảng 200 ha lúa Nhật, trong đó phần lớn diện tích canh tác tập trung ở 4 xã tham gia dự án. Ông Dương Văn Thanh, thôn Quảng Mô, xã Phi Mô nói: "Lúa Nhật đạt khoảng 2,6 tạ/sào trở lên, cao hơn một chút so với giống lúa cũ. Vì lúa chín sớm nên bị chuột phá nhiều. Vụ này, tôi quay về cấy lúa KD18”.

Tương tự, tháng 2-2017, Hội đồng KH&CN tỉnh nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu biên soạn tập bài giảng đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bắc Giang hiện nay” do Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang thực hiện đạt loại xuất sắc. Đề tài đã nêu rõ thực trạng, công tác đào tạo, bồi dưỡng đạo đức công vụ của tỉnh hiện nay. 

{keywords}

Bình quân mỗi năm đơn vị nghiệm thu thành công hơn chục dự án, đề tài từ cấp tỉnh trở lên. Thế nhưng số nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu được nhân rộng lại đạt thấp".


Ông Nguyễn Đức Kiên, Giám đốc Sở KH&CN

Qua đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh; đồng thời biên soạn thành công 4 tập bài giảng về đạo đức công vụ tại các lớp trung cấp, sơ cấp lý luận chính trị - hành chính và các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức ở tỉnh. Thế nhưng cho đến thời điểm này đề tài cũng chỉ được thực hiện ở tại trường mà chưa áp dụng nhân rộng.

Bình quân mỗi năm, Sở KH&CN nghiệm thu thành công hơn chục dự án, đề tài từ cấp tỉnh trở lên. Dự án, đề tài nêu trên chỉ là hai trong nhiều nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu khó ứng dụng, nhân rộng vào thực tiễn. Nguyên nhân là do một số đề tài tính khả thi không cao; quá trình nhân rộng gặp những khó khăn về kinh phí, cơ sở hạ tầng; yếu tố đầu ra của sản phẩm; điều kiện thời tiết hoặc trình độ canh tác.

Quản chặt khâu tuyển chọn

Ông Nguyễn Đức Kiên, Giám đốc Sở KH&CN cho biết: “Sở có chức năng phối hợp với các đơn vị xây dựng đề xuất những nhiệm vụ KH&CN phù hợp với sự phát triển KT-XH của tỉnh; tuyển chọn, đặt hàng, theo dõi, đánh giá, nghiệm thu những dự án, đề tài KH&CN sử dụng kinh phí của Nhà nước. Sau khi nghiệm thu thành công, việc nhân rộng kết quả rất cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, người dân và các sở, ban, ngành”.

Để nhân rộng dự án, đề tài sau nghiệm thu, các địa phương, đơn vị, sở, ban, ngành cần tuyên truyền tới người dân, đơn vị trực thuộc tiếp tục tham gia; bố trí một phần kinh phí sự nghiệp nghiên cứu, xây dựng mô hình phát triển bền vững để duy trì nhân rộng. Riêng đối với các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp cần hình thành chuỗi liên kết ổn định giúp bà con mở rộng sản xuất.

Thời gian tới, để phát huy tối đa hiệu quả sau nghiệm thu các dự án, đề tài, Sở KH&CN tham mưu UBND tỉnh có cơ chế chính sách hỗ trợ đối với nhiệm vụ đạt loại xuất sắc. Năm nay, Sở thực hiện 9 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, ngay từ đầu đơn vị đã siết chặt khâu tư vấn, xét duyệt với phương châm như: Bám sát tình hình thực tế để lựa chọn đề tài phù hợp với điều kiện của địa phương; tập trung vào chất lượng, loại bỏ những nhiệm vụ thiếu tính khả thi, khó phát huy hiệu quả.

Hội các nhà Khoa học Bắc Giang tại Hà Nội gặp mặt đầu xuân
(BGĐT)-Ngày 17-3, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội), Hội các nhà Khoa học Bắc Giang tại Hà Nội tổ chức gặp mặt đầu Xuân. 
 
Nhà khoa học nữ chuyên "thuần hóa" chất thải
Làm lành tính chất thải thô gây hại cho môi trường từ lâu là công việc quen thuộc của PGS Đồng Kim Loan.
 
Khoa học góp phần xuất khẩu nông lâm sản đạt trên 40 tỷ USD
Năm 2018 ngành nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản cao nhất từ trước đến nay.
 
Nhà khoa học Việt tìm ra chất ức chế tiểu đường từ gạo
Lần đầu tiên hai hợp chất quý Momilactones A và B có hoạt tính ức chế các enzyme trong gạo được phát hiện và phân lập thành công.
 
Khơi thông nguồn lực, tăng đầu tư xã hội cho khoa học công nghệ
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh khẳng định năm 2019, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ “đồng hành” cùng các sở khoa học và công nghệ, các tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ tập trung khơi thông các nguồn lực, tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo.
 

Hoàng Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...