Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Hiệp Hòa >> Nhịp sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đánh giá mô hình áp dụng cơ giới hoá đồng bộ sản xuất lúa, lạc theo cánh đồng lớn

Cập nhật: 11:14 ngày 06/06/2017
(BGĐT) - Sáng 5-6, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với UBND huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả mô hình áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, lạc ở cánh đồng lớn tại xã Danh Thắng.

{keywords}
Các đại biểu tham gia hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình thực tiễn trên cánh đồng.

Theo đó, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông xây dựng mô hình sản xuất giống lúa Hương Thơm Kinh Bắc quy mô 45ha, 197 hộ nông dân ở thôn Đại Đồng 1 tham gia; sản xuất lạc L14, L23 quy mô 15ha, 200 hộ nông dân ở thôn Danh Thượng tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 100% giống, 50% phân bón, thuốc BVTV, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về gieo mạ khay, máy cấy đối với cây lúa; hỗ trợ 100% giống, 75% chi phí gieo hạt, thu hoạch, 50% phân bón, thuốc BVTV đối với cây lạc. 

Đến nay, năng suất lúa Hương Thơm Kinh Bắc đạt hơn 60 tạ/ha, cao hơn từ 6-7 tạ/ha so với phương pháp truyền thống tại địa phương, giảm khoảng 300 nghìn đồng chi phí sản xuất/sào, trừ chi phí cho hiệu quả kinh tế từ 27- 30 triệu đồng/ha, tăng 10 triệu đồng so với phương pháp truyền thống. Đối với cây lạc cho năng suất 26 tạ/ha, cao hơn so với phương pháp sản xuất truyền thống 4 tạ/ha và giảm chi phí, công lao động trong khâu gieo trồng, tuốt củ. Được biết, 30% sản lượng lúa, lạc của mô hình được Công ty Giống cây trồng Bắc Ninh ký cam kết thu mua. 
Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá mô hình trên thành công là do làm tốt các khâu quy hoạch vùng sản xuất, sử dụng giống bảo đảm, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, đồng bộ cơ giới hoá và liên kết với doanh nghiệp. 
Phương Nhung

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...