Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Giáo dục
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Nhà trường và phụ huynh tìm cách chống nóng cho học sinh

Cập nhật: 18:08 ngày 10/06/2020
(BGĐT) - Những ngày qua, học sinh đến trường trong điều kiện thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và việc học tập. Các nhà trường cùng với phụ huynh đang nỗ lực tìm các giải pháp chống nóng.

Tăng cường bổ sung thiết bị làm mát 

Theo thầy giáo Đỗ Văn An, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Thái (Việt Yên), nhà trường có hơn 1,1 nghìn học sinh ở 31 lớp. Năm nay, trường được đầu tư thêm cơ sở vật chất nên không còn tình trạng quá tải. Tuy vậy, thời tiết nắng nóng khiến không khí trường, lớp khá oi bức. Để bảo đảm sức khỏe cho học sinh, tại mỗi lớp đều sử dụng tất cả các quạt (quạt trần, quạt cây). 

{keywords}

Học sinh Trường Tiểu học Hồng Thái (Việt Yên) mang thêm nước uống đến trường.

Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm thông báo tới phụ huynh chuẩn bị cho con chai nước uống khi đến trường. Từ đầu tháng 5 đến nay, nhà trường không tổ chức hoạt động tập thể ngoài trời. Với môn thể dục, giáo viên hướng dẫn các em tập trung dưới bóng cây mát, vận động vừa sức.

{keywords}

Nhiều học sinh  ở Trường Tiểu học Hồng Thái được cha mẹ trang bị cho quạt mini khi đến trường.

Còn tại Trường Mầm non thị trấn Thắng (Hiệp Hòa), những ngày qua các lớp đều bật điều hòa làm mát. Mọi hoạt động diễn ra trong phạm vi lớp học để tránh nắng nóng ảnh hưởng đến sức khỏe các bé. 

{keywords}

Trường Mầm non thị trấn Thắng (Hiệp Hòa) bật điều hòa trong lớp trong thời gian học sinh ở trường.

Tại các trường học như: THPT Ngô Sĩ Liên, Tiểu học Tân Mỹ, Lê Hồng Phong (TP Bắc Giang); Tiểu học Mỹ Hà, Dương Đức (Lạng Giang)... cha mẹ học sinh đã tích cực phối hợp với nhà trường bổ sung điều hòa, quạt nhằm "hạ nhiệt" trong lớp học. 

Nhà trường chủ động điều chỉnh thời gian học

Dù các trường và phụ huynh đã quan tâm song theo một số học sinh và giáo viên ở huyện Lục Nam, Lạng Giang, Hiệp Hòa, TP Bắc Giang phản ánh, trong ngày 8 và 9/6, thời tiết quá nóng bức, tất cả các thiết bị làm mát trong lớp đều hoạt động quá tải, không đáp ứng được nhu cầu. Ngoài một số lớp ở khu vực trung tâm huyện, TP thì không phải nơi nào phụ huynh cũng có điều kiện để lắp điều hòa, quạt mát cho các con. Ở một vài trường học mới xây dựng cơ sở vật chất song lại thiếu cây xanh, mặt sân đổ bê tông khiến hơi nóng bốc lên bỏng rát mỗi khi học sinh qua lại, không khí trong trường, lớp ngột ngạt. 

{keywords}

 Một số trường học do mới xây dựng cơ sở vật chất, nền sân đổ bê tông, hầu như không có cây xanh khiến không khí càng nóng bức. Ảnh chụp tại Trường THCS Danh Thắng. 


Trước vấn đề này, ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Thời gian học đối với bậc tiểu học chỉ còn 4 tuần nữa. Đây cũng là giai đoạn dự báo thời tiết sẽ nắng nóng gay gắt, do vậy các nhà trường cần lưu ý tích cực phối hợp với phụ huynh để triển khai các giải pháp chống nóng hiệu quả, bảo đảm an toàn về sức khỏe cho học sinh. Các trường hoàn toàn có thể chủ động tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc một buổi sáng/ngày nhưng phải bảo đảm trang bị đủ kiến thức theo chương trình để kết thúc chương trình giảng dạy vào 11/7 và kết thúc năm học vào ngày 15/7. Với các bậc học còn lại, Sở GD&ĐT cũng đã có văn bản hướng dẫn việc tổ chức dạy học, quan tâm bảo vệ học sinh trước ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết.  

Được biết, ngày 10/6, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Nam đã gửi văn bản hướng dẫn các trường tiểu học, tiểu học và THCS trên địa bàn điều chỉnh thời gian học. Cụ thể: Các lớp học buổi sáng sẽ bắt đầu học tiết 1 từ 6 giờ 30 hoặc 6 giờ 45 phút (không thực hiện truy bài đầu giờ); thời gian kết thúc không quá 10 giờ 30 phút để các em học sớm và nghỉ sớm. Đồng thời lùi thời gian học buổi chiều, bắt đầu tiết 1 lúc 14 giờ 30 phút hoặc 15 giờ (không truy bài đầu giờ). Hiệu trưởng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết tối hôm trước để nắm tình hình; nếu hôm sau quá nắng nóng sẽ cho học sinh tự học ở nhà. Trong thông báo cũng nêu rõ trường hợp học buổi chiều nhưng do điều kiện gia đình mà đến sớm thì nhà trường phải mở cổng trường, lớp học, bật quạt mát, tuyệt đối không được để các em ở ngoài trời. 

{keywords}

Giờ học của học sinh Trường Tiểu học thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam) chiều 10/6. Ảnh CTV Quang Huân.

Theo ông Đỗ Văn Quý, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bắc Giang, mới đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP đã họp với hiệu trưởng các trường bàn các giải pháp chống nóng cho học sinh. Đơn vị đang rà soát, đánh giá lại toàn bộ hệ thống thiết bị tại các trường trên địa bàn. Trước mắt chỉ đạo hiệu trưởng các trường ưu tiên bố trí kinh phí nâng cấp hệ thống điện để bảo đảm những nơi đã có thiết bị làm mát hoạt động tốt. Những nơi chưa có sẽ tiếp tục phối hợp với phụ huynh tìm giải pháp chống nóng phù hợp.

Thời tiết ngày 10/6: Bắc Bộ giảm nhiệt, Trung Bộ tiếp tục nắng nóng
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng phơn nên các tỉnh Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-38 độ C; có nơi trên 38 độ C. Thời tiết một số khu vực trên cả nước như sau: 
Cải thiện điều kiện phòng, chống nắng nóng cho người bệnh
(BGĐT) - Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, số lượng bệnh nhân nhập viện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có xu hướng tăng. Ứng phó với thời tiết khắc nghiệt, các bệnh viện, trung tâm y tế đã chuẩn bị các điều kiện phục vụ cấp cứu, điều trị, tư vấn phòng bệnh.
Bác sĩ chỉ cách tránh tổn thương não, sốc nhiệt trong những ngày nắng nóng
Tiết trời nắng gay gắt nhất 12-16 giờ nếu đi ngoài đường, làm việc lâu ngoài nắng sẽ rất nguy hiểm, có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt, trụy mạch, tổn thương não.
Bắc Giang: “Giảm nhiệt” cho học sinh ngày hè
(BGĐT) - Vào thời điểm này những năm học trước, học sinh Bắc Giang chuẩn bị nghỉ hè thì năm nay, thầy cô và các em vẫn phải đến trường dạy, học bù do trước đó nghỉ phòng dịch Covid-19. Thời tiết nắng nóng, các trường học đã áp dụng nhiều hình thức chống nóng cho học sinh.

Mai Toan


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...