Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 32 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới

Cập nhật: 20:12 ngày 20/11/2019
(BGĐT) - Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về vấn đề này.

Phát triển đội ngũ nhà giáo theo tinh thần Nghị quyết đòi hỏi những tiêu chí cụ thể nào, thưa ông?

{keywords}

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang Trần Tuấn Nam. 

Trước hết, đội ngũ nhà giáo đáp ứng các tiêu chí chung của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ. Với đội ngũ nhà giáo - những người đảm đương nhiệm vụ đào tạo con người - sự nghiệp trồng người trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế phải đáp ứng ít nhất mấy tiêu chí sau:

Phải thực sự có năng lực chuyên môn để đảm nhiệm tốt nhiệm vụ giáo dục. Bởi lẽ, muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi. Nhà giáo phải tu dưỡng, phấn đấu để có năng lực chuyên môn, dạy giỏi; mà tiêu chí đánh giá là chất lượng giảng dạy và sự tín nhiệm của phụ huynh, học sinh.

Nghề nào cũng đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp, song với nhà giáo, yêu cầu ấy cần đặc biệt được đề cao, bởi đây là nghề không chỉ dạy chữ, mà còn dạy làm người. Các nhà giáo phải có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm, tận tâm, tận lực với nghề, mới xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội - nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.

Cùng đó, để phát triển đội ngũ quản lý giáo dục cần đáp ứng những yêu cầu gì, thưa ông?

Đa số cán bộ quản lý giáo dục đều trưởng thành từ giáo viên cốt cán, được khẳng định về chuyên môn. Ngoài việc phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như đối với giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phải có năng lực lãnh đạo, khả năng quy tụ, khơi dậy tinh thần sáng tạo, cống hiến của các cá nhân trong tập thể; có nhận thức và lý luận chính trị, được đào tạo về khoa học quản lý và có năng lực quản trị, điều hành; biết xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch; có phẩm chất đạo đức, gương mẫu, trách nhiệm cao trước công việc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. 

Các yếu tố trên tạo ra uy tín của người cán bộ quản lý. Muốn vậy, phải không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng đủ tầm để đáp ứng yêu cầu đổi mới của thời đại 4.0.

Ông đánh giá như thế nào về thực trạng đội ngũ nhà giáo của tỉnh hiện nay?

{keywords}

Cô và trò Trường THCS Sa Lý (Lục Ngạn).

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý toàn ngành đa số có năng lực chuyên môn vững vàng; có đạo đức, tâm huyết, trách nhiệm, sáng tạo, nỗ lực, say mê nghiên cứu khoa học, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều nhà giáo gương mẫu, tận tâm, tận lực với nghề; bám trường bám lớp, hết lòng vì công việc, thực sự là tấm gương sáng cho đồng nghiệp, học sinh. Đặc biệt nhiều thầy cô công tác ở vùng sâu, vùng xa luôn cố gắng vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Mặc dù vậy vẫn còn những hạn chế, đó là số lượng còn thiếu, nhất là giáo viên mầm non. Tỷ lệ giáo viên tiểu học ở một số huyện còn thấp, chưa bảo đảm để 100% các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Việc bố trí đội ngũ, phân công giáo viên giảng dạy có địa phương chưa hợp lý dẫn đến cơ cấu giáo viên bất cập, thừa, thiếu cục bộ ở một số trường trên cùng địa bàn.

Còn có cán bộ, giáo viên hạn chế về phương pháp giảng dạy cũng như kỹ năng khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý. Khu vực vùng sâu, vùng xa vẫn thiếu những nhà giáo có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt.

Năng lực quản lý, quản trị, điều hành, nhất là quản lý tài chính của một số cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Cán bộ, giáo viên còn tư duy theo lối mòn, có biểu hiện kinh nghiệm chủ nghĩa, thiếu chủ động, thiếu sáng tạo; năng lực dự báo, xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục còn hạn chế.

Nhà giáo trước yêu cầu đổi mới hiện nay đứng trước những khó khăn thách thức nào, thưa ông?

Yêu cầu của xã hội với ngành giáo dục ngày càng cao trong khi ngân sách đầu tư, chế độ, chính sách cho giáo dục còn có hạn, chưa tương xứng với quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu”. 

Bởi lẽ, xu thế phát triển rất nhanh của khoa học công nghệ và áp lực đổi mới đã đặt lên vai người thầy trọng trách hết sức lớn lao, đòi hỏi giáo viên phải mẫu mực về nhân cách, tinh thông chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết kiến thức xã hội. Hiện nay áp lực về công việc của giáo viên là rất lớn, trong khi đó chế độ đãi ngộ còn khiêm tốn, cuộc sống của thầy cô vẫn còn nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, cũng do xu thế phát triển, ít sinh viên giỏi theo ngành sư phạm cho dù nhà nước đã có một số chính sách khuyến khích. Đấy là thách thức của ngành giáo dục đòi hỏi nhà nước tiếp tục quan tâm, đầu tư thỏa đáng hơn, có chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướng bền vững, thực sự là quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất nước.

Vậy ngành GD&ĐT có những biện pháp gì để phát triển đội ngũ theo tinh thần Nghị quyết?

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp học là chủ thể của công cuộc đổi mới giáo dục, cho nên xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ then chốt, cần đặc biệt quan tâm, nhất là chỉ còn hơn 7 tháng nữa là đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đối với giáo dục Bắc Giang, trong những năm qua, ngành đã và đang triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

Hằng năm Sở GD&ĐT phối hợp với UBND các huyện, thành phố, Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh tuyển dụng bổ sung giáo viên cơ bản đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu bộ môn và bảo đảm tỷ lệ giáo viên theo quy định. Đặc biệt ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non để giảm quá tải mầm non và giáo viên tiểu học vì đây là cấp thực hiện đổi mới chương trình đầu tiên.

Quan tâm đến chất lượng đội ngũ, coi đây là điều kiện tiên quyết để nâng chất lượng giáo dục và thực hiện các mục tiêu đổi mới. Ngành thường xuyên cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ GD&ĐT tổ chức; xây dựng kế hoạch hằng năm về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ cho đội ngũ về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ quản lý và lý luận chính trị, an ninh, quốc phòng.

Coi trọng việc bồi dưỡng tại chỗ, hằng ngày, bằng cách tổ chức đa dạng, sáng tạo các hình thức sinh hoạt chuyên môn ở cấp trường, cụm trường, cấp huyện và cấp tỉnh; tổ chức hội thi giáo viên giỏi các cấp; thi giáo viên chủ nhiệm giỏi... giúp cán bộ quản lý, giáo viên có cơ hội được giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm và nâng cao trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn, tiếp cận những phương pháp dạy học mới, cách tổ chức hoạt động giáo dục hiệu quả, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Tổ chức khảo sát kiến thức giáo viên và cán bộ quản lý để cán bộ, giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, thường xuyên cập nhật cái mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, tự nâng tầm kiến thức và kỹ năng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Làm tốt công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các cấp theo hướng thi tuyển công khai, minh bạch đối với từng vị trí việc làm; kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ, giáo viên không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Cùng đó là làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, vinh danh các nhà giáo có nhiều đóng góp, cống hiến để tạo động lực cho cán bộ quản lý, giáo viên phấn đấu vươn lên.

Xin cảm ơn ông!

Lãnh đạo Huyện ủy Việt Yên chúc mừng các thầy, cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam
(BGĐT) - Sáng 20-11, xã Quang Châu (Việt Yên) tổ chức Lễ kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 (1982 - 2019). Đồng chí Nguyễn Văn Kiệm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đến dự buổi lễ và chúc mừng các thầy cô. 
Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái chúc mừng ngành giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
(BGĐT)- Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, sáng ngày 20-11, đồng chí Dương Văn Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã đến thăm, chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Chiều tối 18-11, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới dự Lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Vinh danh 75 "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" toàn quốc
Tối 18-11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lễ tuyên dương "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp Trung ương lần thứ I, năm 2019.
Bắc Giang có 2 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc được tuyên dương
(BGĐT) - Nhân kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11 (1982- 2019), ngày 16 và 17 -11, tại Hà Nội, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ tôn vinh 183 nhà giáo tiêu biểu năm 2019 trong toàn ngành giáo dục cả nước. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Mỗi nhà giáo vừa cần có tri thức vừa phải có tấm lòng
Tối 17-11, tại Hà Nội, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình “Thay lời tri ân” năm 2019 với chủ đề “Thầm lặng” nhằm tôn vinh, tri ân các nhà giáo đã và đang vượt khó, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
183 nhà giáo tiêu biểu đạt danh hiệu “Nhà giáo của năm 2019”
Sáng 17-11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ tôn vinh “Nhà giáo của năm 2019”.
Tuyên dương 27 nhà giáo trẻ tiêu biểu
(BGĐT) - Ngày 14-11, tại TP Bắc Giang, Tỉnh đoàn Bắc Giang phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày hội "Học sinh 3 tốt" gắn với sân chơi tiếng Anh học sinh THPT tỉnh Bắc Giang năm 2019. 

Kim Hiếu (thực hiện) 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...