Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khuyến học ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Gia đình là hạt nhân

Cập nhật: 07:00 ngày 23/04/2019
(BGĐT) - Mặc dù cuộc sống còn khó khăn nhưng việc học ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày càng được người dân quan tâm. Qua đó xuất hiện không ít gia đình người dân tộc thiểu số hiếu học tiêu biểu.

Con đường quanh co, men theo những ngọn đồi đưa chúng tôi đến gia đình ông Lý Văn Và (SN 1959), thôn Tiến Trung, xã Tiến Thắng (Yên Thế), một trong những gia đình học tập tiêu biểu người dân tộc Nùng. Ở đây, nhắc đến gia đình ông nhiều người tỏ vẻ thán phục về thành tích học tập, rèn luyện của 5 người con và xem đây là tấm gương sáng để noi theo.

{keywords}

Gia đình ông Bàn Văn Hai.

Trước đây, gia đình ông Và thuộc diện hộ nghèo. Cuộc sống khó khăn vất vả nhưng cả hai vợ chồng đều có chung một tâm nguyện phải lo cho con ăn học đến nơi đến chốn. “Tôi thường nói với các con, muốn bớt đi cơ cực, lam lũ thì phải cố gắng học tập”, ông Và nói.

Được biết, bản thân hai ông bà luôn gương mẫu, tích cực lao động, sản xuất, trở thành tấm gương sáng cho các con và cộng đồng. Không phụ công bố mẹ, các con ông bà đều chăm ngoan, học giỏi. Trong đó 4 người con đầu lần lượt đỗ vào các trường đại học. Đầu tiên là cô con gái cả Lý Thị Quý, đỗ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tiếp đến con gái thứ hai Lý Thị Hương, trở thành sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Người con thứ ba Lý Thị Hoan theo gương các chị và trở thành sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Cô con gái thứ tư là Lý Thị Huệ thi đỗ vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Riêng người con út Lý Hải Nam yêu thích nghề làm tóc nên đã theo học và trở thành thợ tạo mẫu tóc chuyên nghiệp. Đến nay, các con ông Và đều có việc làm, thu nhập ổn định, gia đình đã thoát nghèo, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao.

Cũng được đánh giá là một gia đình hiếu học tiêu biểu, vợ chồng ông Bàn Văn Hai và bà Trương Thị Hậu, dân tộc Dao ở thôn Văn Non, xã Lục Sơn (Lục Nam) không quản khó khăn, vất vả để nuôi dạy các con ăn học thành người. Theo ông Trần Duy Khánh, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Lục Sơn, có được thành quả ấy, đối với gia đình ông Bàn Văn Hai là cả một quá trình nỗ lực không ngừng. Bởi lẽ để nuôi được 3 người con ăn học là điều không dễ dàng với một gia đình bình thường, chứ nói gì đến những người nông dân một nắng, hai sương như ông bà.

{keywords}

Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ phối hợp với Hội Khuyến học các cấp và chính quyền địa phương tiếp tục có chính sách hỗ trợ các gia đình, dòng họ là người dân tộc thiểu số trên địa bàn có điều kiện học tập. Cùng đó, tổ chức khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học".


Ông Nguyễn Hồng Luân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Được biết hiện nay con trai lớn của ông bà là Bàn Văn Mạnh (SN 1983) đã tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp, hiện thành lập doanh nghiệp chuyên sản xuất ván gỗ ép tại địa phương. Con thứ hai Bàn Văn An (SN 1985) tốt nghiệp Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự (Bắc Giang), hiện là giáo viên Trường THCS Lục Sơn (Lục Nam). Người con út Bàn Văn Duy (SN 1987) tốt nghiệp Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang và đang công tác tại Trạm Y tế xã Lục Sơn. Ba người con dâu của ông bà hiện nay đều là giáo viên trường mầm non và tiểu học tại địa phương.

Theo đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, hỗ trợ gạo trong thời gian đến lớp, giảm học phí... cho học sinh, người dân vùng đồng bào dân tộc ngày càng quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình nên tất cả học sinh trong độ tuổi đều được đến lớp. Số học sinh học cao đẳng, đại học ngày một nhiều. Gia đình hiếu học ngày một tăng và xuất hiện ở tất cả các địa bàn có người dân tộc thiểu số sinh sống. Thống kê mới nhất của Ban Dân tộc, toàn tỉnh có tới 232 gia đình người dân tộc thiểu số hiếu học, tập trung nhiều ở các huyện Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động. "Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ phối hợp với Hội Khuyến học các cấp và chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện tốt chính sách hỗ trợ để các gia đình, dòng họ là người dân tộc thiểu số trên địa bàn có điều kiện học tập. Cùng đó tổ chức khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học ở các địa phương, đơn vị. Qua đó khích lệ người dân tộc thiểu số thêm ý thức, động lực học tập, nâng cao trình độ để xây dựng gia đình, xã hội ngày một tốt đẹp hơn”, ông Nguyễn Hồng Luân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết.

Phấn đấu 100% dòng họ Hoàng - Huỳnh tỉnh Bắc Giang có quỹ khuyến học, khuyến tài
(BGĐT) - Ngày 24-3, Hội đồng họ Hoàng - Huỳnh tỉnh Bắc Giang tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ hai (nhiệm kỳ 2019-2023). Đến dự có đại diện dòng họ Hoàng - Huỳnh Việt Nam; ban liên lạc họ Hoàng - Huỳnh một số tỉnh, TP cùng hơn 400 đại biểu đại diện cho hàng nghìn người thuộc dòng họ trên địa bàn tỉnh.
 
Lan tỏa phong trào khuyến học
(BGĐT) - Công tác khuyến học ở huyện Yên Dũng (Bắc Giang) thời gian qua nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhờ đó, phong trào khuyến học trên địa bàn huyện thu được nhiều kết quả, tạo sức lan tỏa trong mỗi gia đình, dòng họ, khu dân cư.
 
Hơn 27,1 tỷ đồng xây dựng quỹ khuyến học các cấp
(BGĐT) - Ngày 15-1, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết năm 2018, sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” (gọi tắt là Quyết định 281) và triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. 
 

Hải - Trình

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...