Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lặng thầm ươm những mầm xanh

Cập nhật: 16:10 ngày 20/11/2018
(BGĐT) - Với bao thế hệ học trò, các thầy giáo, cô giáo luôn được nhớ đến như những người lái đò. Và trong muôn vàn gian khó ấy có những nhà giáo trọn đời gắn bó với công việc dạy trẻ khuyết tật, ở vùng khó khăn. Những đóng góp, hy sinh lặng thầm của họ mỗi ngày để học trò có tương lai tươi sáng.

Vượt mọi gian khó

Giờ học môn Tiếng Việt tại lớp 2B, Trường Tiểu học Quế Nham (Tân Yên) chiều ngày 15-11 diễn ra sôi nổi khi cả lớp đồng thanh đọc bài “Cây xoài của ông em” của nhà văn Đoàn Giỏi. Lắng tai nghe cô nêu câu hỏi, Nguyễn Thùy Anh (SN 2005) và Nguyễn Thị Thanh Thùy (SN 2008) đưa bàn tay nhỏ lần theo dòng chữ Brai và lần lượt trả lời. 

{keywords}

Cô giáo Thân Thị Thúy hướng dẫn học sinh khiếm thị trong một giờ học tại lớp 2B,

Trường Tiểu học Quế Nham (Tân Yên).

Nhẹ nhàng đến bên trò, cô giáo Thân Thị Thúy giới thiệu với chúng tôi: Nguyễn Thùy Anh quê ở xã Long Sơn (Sơn Động) còn Nguyễn Thị Thanh Thùy nhà ở xã Đức Giang (Yên Dũng). Dù nhiều hơn các bạn trong lớp 3 đến 6 tuổi nhưng tập thể luôn đoàn kết, yêu thương nhau như trong một nhà. “Khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp có học sinh khuyết tật, tôi hiểu rằng công việc sẽ vất vả hơn nên bản thân luôn cố gắng. 
Thời gian đầu, tôi chưa có nhiều kỹ năng, học sinh thì e dè, ngại ngần không tự tin chia sẻ nên cô trò có chút khó khăn. Đặt mình vào hoàn cảnh của trò, tôi càng thấu hiểu thiệt thòi mà các em đang trải qua nên tâm niệm không chỉ dạy kiến thức mà trước hết là làm bạn, kiên nhẫn uốn nắn, chỉ bảo các em từ những điều nhỏ nhất. Cũng có khi lại là chuyên gia tư vấn tâm lý bất đắc dĩ khi em nhớ nhà hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt”, cô Thúy chia sẻ.

Dạy học bình thường đã vất vả, dạy trẻ khuyết tật ở lớp hòa nhập “2 trong 1” càng khó khăn do khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh không đồng đều. Để Thùy Anh và Thanh Thùy theo kịp các bạn, cô Thúy thường xuyên nán lại cuối mỗi buổi hướng dẫn thêm. Ngoài giáo án theo chương trình hiện hành, cô tìm hiểu các kỹ năng dạy học sinh khiếm thị qua sách, báo và đồng nghiệp đi trước để lồng ghép nội dung riêng phù hợp; sắp xếp giờ học trên lớp với hoạt động ngoại khóa để học trò khuyết tật được vui chơi, hòa nhập với tập thể. 

Được biết, từ năm học 2009 - 2010 đến nay, Trường Tiểu học Quế Nham được Hội Người mù tỉnh chọn làm cơ sở giáo dục hòa nhập cho học sinh khiếm thị trong toàn tỉnh. Các thầy giáo, cô giáo nơi đây luôn xác định "hai vai" vừa là thầy, đồng thời là người thân giúp đỡ các em. Năm nay, nơi đây có 9 học sinh khuyết tật, trong đó 4 em khiếm thị, 5 em khuyết tật vận động, thiểu năng trí tuệ.

{keywords}

Chia sẻ với khó khăn của thầy cô, dịp kỷ niệm 20-11 năm nay, Công đoàn Giáo dục tỉnh chỉ đạo các công đoàn cơ sở trích kinh phí tổ chức thăm, tặng quà động viên cán bộ, giáo viên đang đau ốm, dạy học sinh khuyết tật hoặc công tác ở các thôn, bản, xã đặc biệt khó khăn trong tỉnh”.


Bà Lê Thị Thu Hương, Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục tỉnh

Còn ở vùng hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn), mỗi ngày đến trường, các thầy, cô giáo phải vất vả với quãng đường xa, đèo, dốc, trơn trượt khi trời mưa, bụi cuốn đỏ mặt người khi nắng. Từ Trường Tiểu học Sơn Hải đến khu lẻ thôn Đồng Mậm chỉ chừng 3 km nhưng đường đất đỏ với sống trâu, ổ gà gập ghềnh, có đoạn phải đi bằng thuyền nên mất khá nhiều thời gian. Giáo viên nữ yếu tay lái lại chưa quen đường thì chuyện trượt ngã, quần áo lấm lem là thường xuyên. Thế nên dù ngày nắng hay mưa, đa số thầy cô dạy ở vùng cao lúc nào cũng mang theo quần áo dự phòng… để nhỡ không may bị ngã không phải quay về mà tiếp tục lên lớp mang kiến thức cho học trò.

Vì học trò thân yêu

Toàn tỉnh có hơn 46 nghìn học sinh dân tộc và 1,8 nghìn học sinh khuyết tật đang theo học tại các cơ sở giáo dục. Để các em tiếp cận kiến thức, có tương lai tương sáng hơn, hằng ngày, hàng nghìn thầy giáo, cô giáo dạy học ở những điểm trường lẻ, cơ sở giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập vẫn miệt mài vượt qua bao khó khăn, vất vả. 

Cô Trần Thị Thanh Hải có nhiều năm công tác ở Trung tâm Công tác xã hội tỉnh (TP Bắc Giang), tâm sự: "Để chăm sóc, giáo dục 70 trẻ khuyết tật tại cơ sở 1 trên đường Giáp Hải, các giáo viên phải trực 3-4 ngày/tuần. Một số cô giáo có con nhỏ phải đưa con đến cơ quan trực cùng mẹ". Bản thân cô Hải bên cạnh công tác quản lý vẫn hằng ngày lên lớp dạy 10 trẻ khuyết tật trí tuệ. Trong đó có cháu ngồi xe lăn, thiểu năng dạng nặng không tự chủ được hành vi. Không ít giờ học phải dừng lại giữa chừng vì học sinh lên cơn co giật... phải nhờ sự can thiệp của nhân viên y tế. Vất vả, áp lực nhưng các cô giáo ở đây luôn động viên nhau tiếp tục gắn bó để hằng ngày trang bị kiến thức cho những trẻ em hoàn cảnh đặc biệt.

{keywords}

Cô và trò Trường Tiểu học và THCS Kim Sơn (Lục Ngạn).

“Ở vùng khó khăn, các gia đình đều đông con, học sinh chưa hết THCS đã nghỉ đi làm thuê nên chỉ cần các em đi học chuyên cần, không bỏ học, biết đọc, biết viết, hiểu kiến thức cơ bản là giáo viên đã hạnh phúc lắm rồi", cô Nguyễn Thị Thạo, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Hải (Lục Ngạn) chia sẻ. Mong ước của cô Thạo cũng như nhiều thầy, cô cắm bản ở các xã vùng sâu, vùng xa thật giản dị nhưng để hiện thực hóa điều đó không hề dễ dàng bởi đặc thù nơi đây tỷ lệ hộ nghèo cao, tập trung chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số. 

Hằng ngày vất vả đã vậy, dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 năm nào cũng đơn giản nhưng không kém phần ý nghĩa. Thầy cô giáo được lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm động viên; được thưởng thức những tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” do giáo viên, học sinh biểu diễn. 

Nhớ lại kỷ niệm, cô Thạo xúc động kể: “Phụ huynh nơi đây yêu quý cô giáo lắm. Dù chưa đủ ăn, đủ mặc nhưng ngày này họ vẫn dành tặng cô vài bơ gạo nếp nương, xâu cá bắt được dưới suối hay mớ rau trồng trong vườn nhà. Món quà giản dị nhưng ăm ắp tình cảm chân thành của cha mẹ và học sinh là động lực để chúng tôi cố gắng vượt qua mọi khó khăn bám lớp, bám trường”.

Muôn cách tri ân thầy cô
(BGĐT)- Vào những ngày này, nhiều nơi đang diễn ra các hoạt động nhằm tri ân thầy giáo, cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Những bó hoa tươi, những nụ cười rạng rỡ của thầy và trò đã tô thắm thêm truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
 
Lớp học của tình yêu thương
(BGĐT) - Dạy học sinh bình thường vốn đã vất vả, khó khăn thì việc dạy trẻ có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ tự kỷ, khuyết tật, nhiễm HIV) càng khó khăn gấp bội. Nhưng với kỹ năng sư phạm cùng sự kiên trì và hơn hết là lòng yêu thương, các cô giáo đã giúp trẻ nâng cao nhận thức, cải thiện năng lực, hành vi.
 
Gặp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam
(BGĐT)- Sáng 19-11, UBND huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tổ chức gặp mặt kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Các đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện; Ngô Minh Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện đến dự.
 
Trường Phổ thông dân tộc nội trú Yên Thế: Những người thầy gánh cả hai “vai”
(BGĐT) - Học sinh của Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú huyện Yên Thế (Bắc Giang) đều là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Hầu hết các em sống xa gia đình từ nhỏ nên các thầy giáo, cô giáo nơi đây luôn phải cố gắng làm tròn hai "vai": Vừa làm thầy dạy kiến thức, vừa thay cha mẹ dạy dỗ các em.  
 

Hải Vân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...