Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhiều trường, lớp học mới xây đã xuống cấp

Cập nhật: 08:50 ngày 02/11/2018
(BGĐT)- Gần đây, nhiều công trình xây dựng trường, lớp học trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với kinh phí hàng tỷ đồng đưa vào sử dụng chưa lâu đã xuống cấp. Không chỉ tốn kém nguồn lực đầu tư mà còn gây mất an toàn cho giáo viên và học sinh. 

Lo ngại chất lượng xây dựng

Tháng 9-2016, Chủ tịch UBND huyện Việt Yên (Bắc Giang) ký quyết định phê duyệt xây dựng công trình gồm 4 phòng học và 4 phòng chức năng cho Trường THCS Tự Lạn. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 4,7 tỷ đồng do Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và một cá nhân tài trợ. Đơn vị trúng thầu thi công là Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ thương mại Gia Linh, trụ sở tại TP Bắc Giang. Sau một thời gian thi công, tháng 9-2017, công trình được đưa vào sử dụng. 

Vậy nhưng chỉ sau gần 2 tháng, khi mưa xuống, trần một số phòng học, cầu thang giữa tầng 2 và tầng 1 bị thấm dột, nước chảy xuống nền cầu thang lênh láng. Ngay khi phát hiện sự cố, nhà trường báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, yêu cầu đơn vị thi công khắc phục. Thầy Nguyễn Thanh Bình, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Tưởng rằng như vậy là xong, đợt mưa lớn cuối tháng 8 vừa qua, một số lớp học ở tầng 2 bị thấm trở lại”. Quan sát thực tế tại đây thì thấy trần toàn bộ các phòng ở tầng 2 đều bị thấm mốc tạo thành vệt loang lổ, nền gạch khu vực sân khấu tầng 1 nứt vỡ, bong vênh so với bề mặt, gập gồ mỗi khi học sinh đi lại.

Tình trạng công trình vừa xây đã hỏng cũng xảy ra ở một trường THCS tại Lạng Giang. Theo phản ánh của phụ huynh, chất lượng công trình lớp học vừa cải tạo không đáp ứng yêu cầu, trần lớp học thấm nước, gạch lát nền phòng học và sân chơi không bảo đảm kỹ thuật. 

Còn tại Trường THPT Mỏ Trạng (Yên Thế), khu hiệu bộ đưa vào sử dụng hơn 2 năm đã xuất hiện từng mảng gạch lát nền bong rộp, vỡ nham nhở. Ở Trường THCS Bắc Lũng (Lục Nam), nền một số lớp học bị sụt lún võng xuống ngay khu vực cửa ra vào. Các công trình này đều có vốn đầu tư từ ngân sách. Mặc dù trường đã khắc phục nhưng tình trạng trên vẫn tiếp diễn, gây bất tiện, mất mỹ quan khuôn viên, thậm chí nguy hiểm cho giáo viên, học sinh.

Tăng cường giám sát, kiểm tra

Làm việc với đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo được biết, để lớp học và các hạng mục liên quan vừa xây đã xuống cấp thì trách nhiệm trước hết thuộc về chủ đầu tư và đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát công trình.

{keywords}

Đưa vào sử dụng được thời gian ngắn song nền khu hiệu bộ ở Trường THPT Mỏ Trạng 

(Yên Thế) bị  phồng, vỡ.

Ông Trần Ngọc Hưng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Việt Yên - đơn vị được UBND huyện giao nhiệm vụ quản lý dự án và giám sát công trình cho biết: “Với trách nhiệm của mình, chúng tôi đã yêu cầu đơn vị thi công khắc phục nhưng vì lý do khách quan nên Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ thương mại Gia Linh chưa thể thực hiện ngay cam kết. Do công trình đang trong thời gian bảo hành, chúng tôi sẽ sử dụng 5% kinh phí bảo hành của dự án để sửa chữa”.

Toàn tỉnh hiện có gần 800 trường học với khoảng 440 nghìn học sinh các cấp. Hằng năm các địa phương trích ngân sách hoặc lồng ghép các chương trình, dự án xây mới, cải tạo, sửa chữa trường, lớp với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng. Riêng năm học 2017-2018 có 392 phòng học được xây mới. Trước tình trạng vừa xây đã hỏng xảy ra ở nhiều nơi, người dân lo lắng còn bao nhiêu công trình nữa nhà thầu thi công ẩu, chất lượng xây dựng không bảo đảm? Trách nhiệm của các bên liên quan trong đó có chủ đầu tư, đơn vị giám sát và thi công đến đâu?

Thiết nghĩ, nếu các bên liên quan gồm chủ đầu tư, đơn vị thi công, giám sát làm tốt ngay từ đầu thì sẽ không mất nhiều thời gian, kinh phí chạy theo sửa chữa hoặc để công trình xuống cấp nhanh đến vậy. Để không tái diễn tình trạng trên gây lãng phí ngân sách, mất uy tín với nhà tài trợ và niềm tin của người dân, bảo đảm an toàn cho người sử dụng, công tác thẩm định hồ sơ, đánh giá năng lực nhà thầu cần chặt chẽ hơn, chủ đầu tư kiên quyết từ chối những doanh nghiệp hạn chế về năng lực, thiếu trách nhiệm. 

Bên cạnh đó, những tập thể, cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát cần nêu cao trách nhiệm, kịp thời phản ánh với chủ đầu tư, cơ quan chức năng khi phát hiện sự tắc trách, yếu kém, sai phạm trong thi công. Khi có nhu cầu xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, Ban giám hiệu nhà trường cùng chính quyền địa phương cần lập kế hoạch hợp lý, chỉ đưa vào sử dụng khi công trình đã hoàn thiện, bảo đảm chất lượng.

Hơn 2,7 tỷ đồng xây dựng Trường Mầm non xã Phúc Hòa
(BGĐT) -  Ngày 4-9, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Bắc Giang II phối hợp với UBND xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) tổ chức lễ khánh thành và bàn giao đưa vào sử dụng công trình Trường Mầm non xã Phúc Hòa. 
 
Hơn 3 tỷ đồng xây dựng Trường Mầm non Đông Phú
(BGĐT) - UBND xã Đông Phú, huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) vừa khánh thành và đưa vào sử dụng Trường Mầm non Đông Phú với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng.
 
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia và kiên cố hóa trường, lớp học
(BGĐT) - Ngày 26-7, đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị kiểm điểm sơ kết hai năm thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia và kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2016-2018; bàn giải pháp thực hiện giai đoạn 2018-2020. 
 
Vietcombank tài trợ 3 tỷ đồng xây dựng Trường THCS Biển Động
(BGĐT) - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức lễ khánh thành, bàn giao nhà lớp học tại Trường THCS Biển Động
 
Gần 12 tỷ đồng đầu tư xây dựng trường học tại thị trấn Đồi Ngô
(BGĐT)-Sáng 26-1, UBND thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang)- chủ đầu tư tổ chức khởi công xây dựng nhà hiệu bộ và các phòng bộ môn Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Mục tiêu nhằm hình thành một ngôi trường mới khang trang, sạch đẹp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.
 
Xây dựng trường trọng điểm chất lượng cao - kết quả bước đầu
(BGĐT) - Ngày 7-5-2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định 782  phê duyệt Đề án “Phát triển trường THCS trọng điểm chất lượng cao, giai đoạn 2015-2025” (gọi tắt là QĐ 782). Từ chủ trương này, gần ba năm qua, chính quyền các huyện và TP đã quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, thu hút giáo viên giỏi, từng bước nâng chất lượng giáo dục.
 

Nhóm PV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...