Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 24 °C / 24 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục làm rõ nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn

Cập nhật: 08:28 ngày 29/05/2018
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) yêu cầu làm rõ nghi vấn đạo văn của GS Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam.
{keywords}

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến chỉ đạo Bộ GD-ĐT làm rõ nghi vấn đạo văn của GS Nguyễn Đức Tồn. Ảnh minh họa:Thanh Hùng.

Trong công văn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến chỉ đạo Bộ GD-ĐT làm rõ nghi vấn đạo văn của GS Nguyễn Đức Tồn, bảo đảm nghiêm minh, khách quan và có báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ thông báo với yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thực hiện.

Trước đó, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước cũng đã có công văn đề nghị hội đồng ngành Ngôn ngữ học khẩn trương kiểm tra và có ý kiến chính thức bằng văn bản phản hồi về nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn trước ngày 1-6.

Trong công văn, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước gửi đến đích danh GS Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học và nêu rõ việc thời gian qua một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn (giáo sư hiện công tác tại Viện Ngôn ngữ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Qua đó Thường trực Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước đề nghị Hội đồng Chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ học khẩn trương và có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước trước ngày 1-6-2018 để xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

Những ngày qua, sự việc GS Nguyễn Đức Tồn,  nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam bị nghi đạo văn của học trò đang xôn xao trong khiến giới khoa học nói riêng và dư luận nói chung. Sự việc diễn ra vào năm 2007 nhưng nay đang được xới lại.

Bản thân GS Nguyễn Đức Tồn, trong lần trả lời mới đây, một lần nữa khẳng định: "Hội đồng chức danh ngành Ngôn ngữ học đã thẩm định và kết luận, đây là thầy tạo điều kiện cho học trò. Học trò chép của thầy, chứ sao thầy chép của học trò".

Theo Vietnamnet

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...