Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Dạy trẻ cách tự chủ

Cập nhật: 19:12 ngày 06/12/2017
Dạy trẻ cách kiểm soát những hành vi bộc phát và sự nóng nảy, mất bình tĩnh là một phần quan trọng trong việc giáo dục con cái của bố mẹ. Nó cũng quan trọng như khi bạn tập ăn cho bé, hay tập cho bé đi xe đạp.
{keywords}
Ảnh minh họa Internet.

Những cơn làm nũng hay khó chịu trong cách cư xử có thể xảy ra bất cứ nơi nào và chúng sẽ dễ kiểm soát hơn nếu trẻ của bạn sớm được học những bài học về cách làm chủ bản thân.

Tự chủ là gì?

Là khả năng lựa chọn, quyết định hành vi, thái độ nào nên làm và không nên làm. Thay vì những cơn bốc đồng theo bản năng hoặc phản ứng ngay lập tức thì trẻ - bố mẹ nên chủ động dừng lại và đánh giá hoàn sự việc, kết quả có thể xảy ra từ hành động của mình.

Chẳng hạn như nếu bạn nói với trẻ rằng bé không được ăn kem cho đến buổi chiều, thì phản ứng đầu tiên của bé có thể là khóc, nũng nịu thậm chí cáu kỉnh với hy vọng rằng bạn sẽ đáp ứng đòi hỏi của chúng. Ngược lại, một đứa trẻ biết cách kiểm soát bản thân sẽ có dễ hiểu hậu quả của việc nũng nịu, cau có đó, chúng vẫn sẽ không được ăn kem vì vậy tốt nhất là nên đợi đến chiều. Những bài học cách kiểm soát bản thân sẽ giúp trẻ thực hiện nhiều quyết định và lựa chọn thích hợp.

Tại sao tự chủ lại quan trọng?

Nếu không biết cách tự chủ trẻ sẽ nói và hành động nhiều điều thiếu suy nghĩ và không chú ý đến hậu quả của nó. Điều này không chỉ đặt chúng vào những tình huống đổ vỡ, là điều dễ dẫn đến việc mất bình tĩnh mà còn đặt chúng lâm vào tình trạng nguy hiểm. Như trẻ rất dễ bị lôi kéo bởi bạn bè trong việc hút thuốc, uống rượu... Dạy trẻ cách tự chủ sẽ giúp trẻ hoà đồng với bạn bè đồng lứa, và các thành viên gia đình, nó cũng giúp trẻ an toàn.

Giúp trẻ học cách tự chủ bản thân như thế nào?

Cũng như các mặt phát triển về tinh thần và thể chất khác, bài học cách tự nên phù hợp với từnh độ tuổi.

Trẻ sơ sinh đến 2 tuổi: Đây là lứa tuổi thường hay bị thất vọng nhất vì có một sự khác nhau rất lớn giữa những thứ chúng muốn làm và trình độ khả năng thực sự của chúng. Bạn có thể dạy trẻ bằng cách tự chủ bản thân. Trẻ rất dễ bị đánh lạc hướng vì những trò chơi vui khác, chúng sẽ nhanh chóng quên đi những đòi hỏi ban đầu. Khi trẻ 2 tuổi, chúng leo trèo bàn ghế, cầu thang, hãy dành cho chúng 1 đến 2 phút "đợi" và ra hiệu để chúng biết đây là việc làm không hay.

Từ 3 đến 5 tuổi: Đây là độ tuổi đang phát triển, bạn có thể sử dụng thời gian "chết" (kéo dài thời gian phù hợp với tuổi của trẻ ra khoảng 5 phút để trẻ có cơ hội nguội xuống. Và thời gian "ngoài giờ" này nên chấm dứt ngay khi trẻ lấy lại được bình tĩnh chứ không phải là tự giới hạn cho trẻ. Đây là cách rất tốt để khuyến khích trẻ tự chủ. Bạn cũng có thể khuyến khích trẻ không nên đánh mất bình tĩnh khi gặp khó khăn, thất bại.

Từ 6 đến 9 tuổi: Trẻ bắt đầu đến trường nên chúng có nhận thức tốt hơn về mọi hậu quả khi chúng hành động. Chúng có thể kiểm soát được hành vi và sự lựa chọn của mình. Đây là thời điểm cho trẻ lời khuyên về những việc chúng cần làm.

Từ 10 đến 12 tuổi: Trẻ đã có thể phân tích tốt hơn những điều chúng nghĩ. Hãy khuyến khích trẻ nghĩ đến những hoàn cảnh sẽ làm chúng mất bình tĩnh và phân tích nó. Bạn phải biết khuyến khích trẻ tiếp tục phát huy bài học về khả năng "nhìn xa trông rộng" và sự kiềm chế. Thỉnh thoảng có những điều chúng thấy không đúng gì với bản chất thực của nó vì vậy phải suy nghĩ cẩn thận trước khi làm.

Từ 13 đến 17 tuổi: Vào độ tuổi này trẻ có thể kiểm soát hầu hết hành động của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là nên nhớ rằng tuổi teen thường không nhạy lắm trong việc đánh giá hậu quả lâu dài của hành động chúng gây ra. Khuyến khích chúng trò chuyện trong những trường hợp khó xử hơn là việc đánh mất bình tĩnh, đập cửa hay la hét. Kỷ luật của bố mẹ lúc này là rất cần thiết để nhấn mạnh thêm một lần nữa tự chủ là một kỹ năng rất quan trọng.

Tuy nhiên, cách giáo dục quan trọng với con cái là bạn phải biết làm gương cho chúng. Khi bạn biết tự làm chủ thì trẻ cũng sẽ tiếp nhận được một cách phản ứng tích cực trong những tình huống căng thẳng.

PV (tổng hợp)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...