Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhận biết con bị bạo hành

Cập nhật: 09:18 ngày 29/11/2017
Nếu bé khó ngủ, ngủ không sâu, hay nói mơ, khóc giữa đêm sau khi bắt đầu đi học thì những cảnh tượng hãi hùng ở trường có thể là nguyên nhân ám ảnh trẻ.
{keywords}
Ảnh minh họa Internet.

Khi con đi học, phụ huynh nên theo dõi những biểu hiện của trẻ để có hướng can thiệp kịp thời. Dù trẻ chưa tới tuổi nói được, cũng có những cách khác nhau để phụ huynh phát hiện trẻ đang gặp vấn đề ở trường với cô, với bạn.

Nếu trẻ có những biểu hiện sau thì phụ huynh không nên bỏ qua:

Về mặt thể chất, sinh lý

Những vết bầm, lằn (kiểu nhiều sọc dọc do đánh bằng tay, thước kẻ, que nhỏ) trên má, tay, chân, mông, lưng… khó có thể là vết té ngã, cào hoặc đánh nhau, cắn nhau với bạn.

Nếu tinh ý chúng ta cũng có thể phân biệt được hai loại vết thương này. Nếu do cô giáo cấu, nhéo mà nói là bạn của trẻ làm thì các vị nên coi kỹ vết thương, trẻ cấu nhau sẽ ở những vị trí dễ thấy. Các cô vì muốn giấu phụ huynh sẽ cấu, nhéo những chỗ khó thấy.

Hơn nữa, vết cấu của trẻ thường nhỏ, không thể lớn được, nếu lớn thì cô sẽ là “nghi can”. Nếu trên người bé có vết nhỏ thì các bạn nên đến lớp gặp trẻ kia xem bé đó có bị vết tương tự (tức hai trẻ cấu nhau). Nếu không thì các bạn có thể gặp phụ huynh trẻ đó để tìm hiểu xem trẻ có thường có thói quen cấu bạn khi chơi hay không.

Nếu việc cấu véo tiếp diễn nhiều lần thì phụ huynh nên xem các biểu hiện khác dưới đây để biết chính xác cô giáo có phải là “tác giả” của những vết thương trên hay không.

Về mặt tinh thần, tâm lý

Mỗi sáng thức dậy trẻ thường khóc lóc, tỏ ra sợ hãi và không muốn tới trường dù những ngày đầu, mọi việc không nghiêm trọng như vậy. Khi tới trường, trẻ nắm tay hoặc ôm phụ huynh rất chặt, khi nhìn thấy cô trẻ càng khóc to hơn hoặc khi cô kêu nín khóc, trẻ nín ngay, lúc này các bạn hãy quan sát kỹ ánh mắt, nét mặt của trẻ khi nhìn cô vẫn chứa đựng sự e dè, sợ sệt.

Khi cô bế trẻ từ tay phụ huynh hoặc dắt tay trẻ, trẻ khóc thảm thiết, vùng vằng, nhoài về phía phụ huynh…Điều này có thể đặt giả thiết hoặc trẻ sợ cô vì cô hay phạt, đánh nên tìm cách né tránh việc đến trường.

Khi bé phạm lỗi ở nhà vì ăn chậm, không chịu ngủ… phụ huynh nên thử doạ mách cô giáo, nghe đến tên cô mà trẻ mếu máo, tỏ thái độ sợ hãi ngay lập tức thì cũng có nhiều khả năng ở trường, cô giáo đã khá nghiêm khắc trong việc trừng phạt trẻ. Nhiều bạn nghĩ rằng, trẻ nào cũng sợ mách cô. Điều này có thể đúng nhưng biểu hiện sợ khác nhau.

Trường hợp trẻ vốn hiếu động, vui vẻ nhưng sau một thời gian tới trường thì lầm lì, ít nói, hoặc hay ăn vạ, có tính gây hấn với mọi người xung quanh. Khoảng thời gian 8 tiếng “sống trong sợ hãi” ở trường có thể là lý do khiến trẻ thay đổi tâm tính.

Ngoài việc quan sát, nếu trẻ đã biết nói thì phụ huynh nên trò chuyện với trẻ về đời sống học đường mỗi ngày. Tuy nhiên, phụ huynh đừng hỏi những câu kém tế nhị như: “Hôm nay cô có đánh con không? Cô có phạt con không?”.

Thấy vết thương của trẻ các bạn đừng vội tức giận, quát tháo và hỏi trẻ: “Cô đánh con phải không? Mẹ sẽ cho cô 'biết tay'...". Điều đó, có thể gia tăng sự sợ hãi, ác cảm về cô với trẻ (dù cô đối tốt với trẻ) hoặc dẫn đến việc trẻ nói dối để khỏi đến trường, nhất là trẻ 4 tuổi trở lên.

Thay vào đó, phụ huynh nên hỏi trẻ những câu đơn giản như: “Hôm nay con có vui không? Con có nhớ mẹ rồi khóc nhè không? Cô dạy con hát, múa bài gì? Con ăn có ngon không? Con tự xúc ăn hay cô đút? Những câu này có thể giúp phụ huynh phát hiện con cháu mình có bị cô phạt hay không.

Thỉnh thoảng phụ huynh nên ghé trường thăm con giữa giờ, quan sát biểu hiện của con khi ăn, khi chơi, khi tiếp xúc với cô để hình dung mối quan hệ của con với cô thế nào. Trẻ con rất trung thực và tình cảm, nếu trẻ yêu cô, tình yêu đó sẽ rạng ngời trên gương mặt trẻ.

Theo Tiền Phong

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...