Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Du lịch >> Trong nước - Quốc tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hàng không thúc đẩy tăng trưởng du lịch vùng duyên hải miền Trung - Tây Nguyên

Cập nhật: 17:07 ngày 16/02/2019
Các chuyến bay nội địa lẫn quốc tế đi, đến miền Trung - Tây Nguyên góp phần thu hút đầu tư, tăng hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch.

Ngày 16-2, tại cố đô Huế, Hội nghị phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên được tổ chức với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và sự tham gia của hơn 500 đại biểu. Trong đó có các cấp lãnh đạo và các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế, du lịch, các đại sứ quán Nhật Bản, Hàn Quốc...

Hội nghị dành nhiều thời gian lắng nghe những ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp được gọi là "sếu đầu đàn". Đây là những nhà đầu tư chiến lược đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của kinh tế vùng như Laguna, Vietjet, Vietravel, Sun Group, Vina Capital, BRG...

{keywords}

Sáng ngày 16-2 tại Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên để bàn về các cơ chế, chính sách, giải pháp đột phá để phát triển lĩnh vực mũi nhọn của khu vực này.

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên là nơi tập trung rất nhiều điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước của Việt Nam, nơi hội tụ nhiều nguồn tài nguyên và tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du lịch biển, du lịch sinh thái đồi núi, thác hồ nổi tiếng... Trong năm 2018, Việt Nam đón hơn 15,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 80 triệu lượt khách du lịch nội địa.

Trong đó, khu vực miền Trung và Tây Nguyên đón khoảng 56 triệu lượt khách, đón hơn 9,5 triệu lượt khách quốc tế, tương đương khoảng 28% khách quốc tế cả nước, tổng thu từ du lịch hơn 110.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 18,75% tổng thu du lịch của cả nước.

Hàng không được xem là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng du lịch vùng duyên hải miền Trung - Tây Nguyên. Ông Don Lam - nhà sáng lập quỹ đầu tư Vina Capital đánh giá muốn phát triển kinh tế du lịch thì điều quan trọng là phải đầu tư sân bay và mở cửa bầu trời. Theo ông Don Lam, hạ tầng trong đó có hạ tầng sân bay là yếu tố quan trọng nhất trong các quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel cùng chia sẻ quan điểm với lãnh đạo Vina Capital, cho rằng hàng không phát triển thì du lịch chắc chắn sẽ phát triển theo. Ông Kỳ đánh giá những thành công mà Đà Nẵng có được một phần là do những chính sách cởi mở hơn về hàng không, chính sách thị thực cho du khách quốc tế, từ đó tạo bước phát triển đột phá cho miền Trung - Tây Nguyên.

Tổng giám đốc hãng hàng không Vietjet - bà Nguyễn Thị Phương Thảo có bài phát biểu cuốn hút tại hội nghị và chia sẻ những con số ấn tượng về hoạt động của hãng tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Theo đó, tại 12 sân bay Huế, Đà Nẵng, Cam Ranh, Đồng Hới, Phù Cát, Chu Lai, Tuy Hòa, Liên Khương, Pleiku, Buôn Mê Thuột, Vinh, Thanh Hóa tại 19 tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên, Vietjet là hãng hàng không tiên phong mở đường bay tới các sân bay địa phương này, góp phần phát triển du lịch và kinh tế địa phương.

Lãnh đạo Vietjet cho biết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên để tăng cường tần suất các chuyến bay, xúc tiến mở nhiều hơn các đường bay quốc tế các hoạt động thu hút quảng bá du lịch, đặc biệt là các thị trường quốc tế đến 12 sân bay thuộc 19 tỉnh trong khu vực...

Tập đoàn Sovico cũng sẵn sàng tham gia các dự án kêu gọi đầu tư, tham gia phát triển kinh tế, cung cấp nguồn vốn cho các dự án, cho doanh nghiệp và người dân... Tổng giám đốc Vietjet cho biết, miền Trung là nơi có ý nghĩa đặc biệt với tập đoàn Sovico khi bà và các cộng sự của mình trở về Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực du lịch, khách sạn, bất động sản, tài chính ngân hàng, hàng không, năng lượng... đóng góp xây dựng kinh tế nước nhà.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mong muốn phát triển cụm ngành du lịch tại Miền Trung - Tây Nguyên nhằm phát huy cao nhất những tiềm lực mạnh mẽ về tài nguyên thiên nhiên tại khu vực.

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nơi hội tụ tất cả các tài nguyên du lịch của Việt Nam với rất nhiều di sản văn hóa, kho tàng văn hóa đa dạng, đầy đủ điều kiện để hình thành nên các cụm ngành du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, đồi núi, hang động... Phát triển kinh tế du lịch gắn liền với phát triển cụm ngành gồm hạ tầng, hàng không, lưu trú, ngân hàng, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, an ninh, an toàn...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các lãnh đạo địa phương giải quyết những đề xuất của các chuyên gia và doanh nghiệp để làm đẹp hình ảnh du lịch của đất nước, thuận lợi cho khả năng thu hút đầu tư và hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch của cả nước.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai hội Xuân và Tuần Văn hóa - Du lịch Tây Yên Tử
(BGĐT) - Chiều 15-2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương dự buổi tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2019. 
 
Bảo đảm nước sạch phục vụ Khu Du lịch tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử
(BGĐT)- Để bảo đảm nước sạch phục vụ Khu Du lịch tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử, thời gian qua, Công ty TNHH một thành viên Xây dựng cấp nước Hà Bắc (TP Bắc Giang) đã đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành công trình nước sạch trước ngày khai hội. 
 
Những sản vật tại Tuần Văn hóa – Du lịch Tây Yên Tử
(BGĐT) – Tại Tuần Văn hóa - Du lịch Tây Yên Tử, 23 gian hàng của các xã, thị trấn thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) tham gia trưng bày với nhiều sản vật đặc sắc vùng cao, tạo sự hấp dẫn du khách.
 
Thảm hoa làm đẹp Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử
(BGĐT) - Để chuẩn bị cho Lễ khai hội xuân Tây Yên Tử, khoảng 12 nghìn bông, lẵng, chậu hoa tươi các loại được ban tổ chức dùng trang trí tiểu cảnh tại Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, thôn Đồng Thông, xã Tuấn Mậu (Sơn Động). 
 
Theo VnExpress
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...