Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Du lịch >> Trong nước - Quốc tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hội thảo “Bảo tồn và phát triển ẩm thực truyền thống Việt Nam”

Cập nhật: 07:59 ngày 01/04/2018
Ngày 31-3, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam tổ chức hội thảo “Bảo tồn và phát triển ẩm thực truyền thống Việt Nam”.
{keywords}

Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo.

Hội thảo có sự tham dự của GS Sử học Lê Văn Lan, GS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội di sản văn hóa Việt Nam và ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các nghệ nhân ẩm thực xuất sắc, các nhà nghiên cứu uy tín và các lãnh đạo sở, ban, ngành về văn hóa và du lịch.

Chia sẻ về mục đích và ý nghĩa của buổi hội thảo, ông Vũ Thế Bình khẳng định: “Đây là một hội thảo “mở” tạo điều kiện cho các nhà khoa học, nhà sử học, các nhà văn hóa, nhà quản lý du lịch trao đổi để tìm ra những biện pháp sớm đưa ẩm thực trở thành sản phẩm mạnh mẽ của du lịch Việt Nam”.

Tại Hội thảo, các giáo sư, các nhà nghiên cứu đều đồng ý ẩm thực là một loại hình du lịch độc lập cần được coi trọng và có những chiến lược phát triển cụ thể.

Hiện tại du lịch ẩm thực Việt Nam còn kém phát triển so với nhiều nước trên thế giới, kể từ chiến lược đến hành động và hiệu quả nên để đẩy mạnh lĩnh vực du lịch ẩm thực, nếu chỉ có sự năng động của doanh nghiệp tư nhân, hệ thống nhà hàng và các hiệp hội là chưa đủ mà còn cần cả sự quản trị của nhà nước và chính quyền địa phương cùng nhiều lĩnh vực khác.

Là những nghệ nhân nấu ăn xuất sắc, gắn bó cả đời với ẩm thực Việt, những người như bà Phạm Thị Ánh Tuyết, bà Tôn Nữ Thị Hà, hay bà Bùi Thị Sương đều tâm huyết với việc lan tỏa bếp Việt và hồn Việt tới nhiều du khách trong nước cũng như quốc tế.

Bàn về định hướng phát triển du lịch ẩm thực Việt Nam trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng cần phải đưa du lịch ẩm thực trở thành một loại hình du lịch ở nước ta. Mặc dù ẩm thực thuộc phạm trù văn hóa, song do tính đặc thù của nó nên cần tách thành loại hình riêng, không trong du lịch văn hóa.

Ngoài ra, phát triển du lịch ẩm thực liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Để khai thác và phát triển toàn diện về du lịch ẩm thực, không chỉ khuôn bó trong vấn đề món ăn, thức uống, nhà hàng hội chợ mà cần lưu ý cả nguồn gốc ẩm thực, việc sản xuất ẩm thực, các khía cạnh về lịch sử, nghi lễ, ứng xử liên quan đến ẩm thực. Đặc biệt, cần tập trung nâng cao thương hiệu ẩm thực Việt Nam gắn với đặc sản của vùng và tộc người cũng như nâng cao nhận thức xã hội về du lịch ẩm thực./.

Theo VOV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...