Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Du lịch >> Phong tục tập quán
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Sán Dìu

Cập nhật: 17:53 ngày 30/05/2021
(BGĐT) - Đồng bào Sán Dìu tại Bắc Giang sinh sống nhiều ở các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế và Lạng Giang. Ngoài thờ Phật, tổ tiên, thần Nông… người Sán Dìu còn thờ Thành hoàng. Đây là phong tục mang tính cộng đồng cao, đậm bản sắc trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào. 

Đồng bào Sán Dìu thường lập đình thờ Thành hoàng cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng được phong đăng hòa cốc. Vị Thành hoàng được các bản làng thờ thường là Thổ thần (Thổ Địa). Tùy theo từng nơi mà vị thần này được gọi tên khác nhau như thần Núi hoặc vị thần được gắn với chức vị Đại vương. 

{keywords}

Đình Cẩy, xã Hương Sơn (Lạng Giang).

Theo quan niệm của đồng bào, Thổ Địa là vị thần bảo vệ con người và gia súc, quản lý thú rừng không cho chúng phá hoại mùa màng, luôn che chở cho cuộc sống người dân. Mỗi bản làng trong đồng bào dân tộc đều dành khu đất rộng, thoáng để xây dựng đình thờ Thổ Địa. Công trình này thường có kiến trúc và đồ thờ đơn giản, để thông phía trước. 

Hằng năm, vào ngày mồng 1 Tết, các gia đình cử một người đại diện đến xin lộc, cầu an tại nơi thờ Thổ Thần. Lễ vật mang theo là gà, rượu, xôi… Khi cả làng đã có mặt đông đủ, người cao tuổi trong làng đọc bài cúng, cầu mong dân làng được mạnh khỏe, mùa màng được tốt tươi, gia súc, gia cầm không bị dịch bệnh, con người được no đủ…

Cúng xong, lần lượt từng người lên trước bàn thờ xin đài âm dương để chọn người giữ cửa đình. Khi có người xin được âm dương, đồng bào coi như Thổ thần đã chọn người này để giữ cửa đình và có trách nhiệm lo việc lễ của thôn bản vào mồng 1 và hôm Rằm và các ngày lễ trọng khác. 

Tại thôn Chính, xã Hồng Giang (Lục Ngạn) có ngôi đình của đồng bào Sán Dìu được xây dựng từ lâu đời nhưng đã bị đổ nát và nay được phục dựng. Hằng năm, vào ngày mồng 4 Tết, dân làng tổ chức lễ hội xuống đồng. Ngày 15 tháng 8, tổ chức lễ hội lên đồng, ngoài tế lễ Thành hoàng, đồng bào còn tổ chức những trò chơi dân gian như “tả khưu”- đánh cầu. Đặc biệt, trong ngày hội còn có lệ hát đối sọong cô giữa nam và nữ ở nhiều vùng miền về vui hội.

Tại thôn Cẩy, xã Hương Sơn (Lạng Giang) còn ngôi đình thờ Thành hoàng. Theo lệ truyền thống của người Sán Dìu và một số đồng bào dân tộc khác trong vùng, vào ngày 5 Tết đồng bào làm lễ cúng tại đình Cẩy, sau đó làm lễ cúng thần Rừng. Trong nghi lễ cúng có động tác phát rừng tượng trưng báo hiệu lễ mở cửa rừng năm mới. 

Đình thôn Muối, xã Giáp Sơn (Lục Ngạn) được đồng bào Sán Dìu khôi phục lại có 3 gian, kiến trúc đơn giản. Đình thờ Thành hoàng Trùng Khánh Đắc Thắng Đại vương. Hội lệ hằng năm được tổ chức ngày mồng 5 tháng Giêng - cũng gọi là hội xuống đồng, ngoài nghi lễ theo phong tục, đồng bào tổ chức các cuộc vui chơi giải trí mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, các trò chơi dân gian, kéo co, bịt mắt đập niêu….

Thôn Bắc Một, xã Quý Sơn (Lục Ngạn) có ngôi đình ba gian, kiến trúc đơn giản dựng bên cạnh cây đa cổ thụ. Hằng năm vào ngày mồng 6 tháng Giêng, đồng bào tổ chức lễ hội xuống đồng bắt đầu cho một năm mới để cầu mong gặp nhiều may mắn. Đình làng Chão, xã Giáp Sơn (Lục Ngạn) của đồng bào lại thờ 4 vị Thành hoàng, đó là: Giáp Thánh Vương, Lê Thánh Vương, Lê Vương Trịnh Tướng, Giáp Thị Tiên Nhân Nãi Nương. 

Ông Hoàng Thạch - một người dân trong xã cho biết, đình làng Chão có từ lâu đời nay đã được tu sửa lại, hằng năm vào ngày 6 tháng Giêng dân bản làm lễ mở cửa đình cúng Thành hoàng cầu cho năm mới mùa màng bội thu, con người mạnh khỏe.

Phong tục thờ Thành hoàng của người Sán Dìu có từ xa xưa và vẫn được duy trì đến ngày nay. Đó là nét văn hóa đẹp trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào. Phong tục này luôn hướng con người tới giá trị chân, thiện, mỹ, giáo dục truyền thống tốt đẹp trong cộng đồng.

Bài, ảnh: Đồng Ngọc Dưỡng

Ra mắt website Khu di tích địa điểm Chiến thắng Xương Giang
(BGĐT) - Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Bắc Giang (Bắc Giang) vừa ra mắt website Di tích Quốc gia đặc biệt địa điểm Chiến thắng Xương Giang nhằm giới thiệu, quảng bá ý nghĩa, các hoạt động chính của di tích, góp phần kết nối, phát triển du lịch tâm linh của TP.
Bảo tồn, phát huy giá trị di tích Nho học
(BGĐT) - Trải qua các thời kỳ lịch sử, Nho học để lại cho hậu thế một kho tàng tri thức phong phú cùng nhiều di sản quý báu. Tỉnh Bắc Giang đã có sự quan tâm, đầu tư cho công tác bảo tồn nghiên cứu, sưu tầm tài liệu cũng như di tích Nho học. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống khoa bảng, đồng thời khích lệ tinh thần vươn lên học tập của thế hệ trẻ. 
Góp sức lan tỏa giá trị di tích, thu hút khách tham quan
(BGĐT) - Là Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện, bên cạnh công tác quản lý, chị Lê Thị Minh Hiền còn đảm nhận nhiệm vụ thuyết minh viên. Qua công việc hằng ngày, chị Hiền đã góp phần lan tỏa giá trị di tích, thu hút khách tham quan.
Nâng tầm giá trị di tích lịch sử ATK II Hiệp Hòa
(BGĐT) - Huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) có nhiều di tích lịch sử gắn với thời kỳ tiền khởi nghĩa đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Thời điểm này, UBND huyện đang tích cực phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ khoa học đề nghị Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Bắc Giang tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa: Huy động nguồn lực, phát huy giá trị
(BGĐT) - Nhằm giữ gìn những giá trị lịch sử và văn hóa qua hệ thống di tích, thời gian qua, chính quyền, ngành chức năng các cấp trong tỉnh Bắc Giang đã quan tâm đầu tư, tu bổ di tích bằng nhiều nguồn lực. Nhiều công trình sau khi tu bổ, tôn tạo trở thành sản phẩm du lịch, văn hóa hấp dẫn khách tham quan. 
Bắc Giang: Địa điểm Chiến thắng Xương Giang và Cụm di tích cây Dã Hương được công nhận là điểm du lịch
(BGĐT)-UBND tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định công nhận điểm du lịch đối với Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang (TP Bắc Giang) và Cụm di tích cây Dã Hương, đình, đền chùa xã Tiên Lục (Lạng Giang).
Khu Di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư tạm thời dừng đón khách
Liên quan đến trường hợp 4 du khách nước ngoài mắc Covid-19 tại Quảng Ninh từng đến tham quan tại Khu Di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Trung tâm Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư đã ra thông báo tạm dừng đón khách tham quan tại Khu Di tích để đảm bảo an toàn và phòng chống dịch bệnh, kể từ ngày 11/3.
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...