Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Du lịch
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nghệ nhân gìn giữ dân ca dân tộc Dao

Cập nhật: 07:00 ngày 09/05/2020
(BGĐT) - Đồng bào dân tộc Dao tập trung nhiều ở các xã vùng cao thuộc sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo cho vùng văn hoá này. Tại các xã Tuấn Mậu, Thanh Sơn nay là thị trấn Tây Yên Tử (huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) có những nghệ nhân luôn say đắm, tìm tòi và gìn giữ những làn điệu dân ca cổ của dân tộc mình, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu là Nghệ nhân Ưu tú Triệu Thị Bình.

Bà Triệu Thị Bình đã dành gần 40 năm cho việc gìn giữ và bảo tồn vốn dân ca cổ của dân tộc mình ở Bắc Giang. Lên 10 tuổi, bà được mẹ truyền cho cách hát dân ca dân tộc Dao. Nghệ nhân chia sẻ: “Ngay từ khi còn nhỏ tôi đã được nghe bà, mẹ hát những làn điệu dân ca của dân tộc mình nên đã ngấm dần vào trong tâm hồn. Ngày xuân, ngày hội hay trong lễ cấp sắc tôi đều theo mẹ, theo chị và lắng nghe để học hát. Đến năm 14 tuổi tôi đã thuộc rất nhiều bài dân ca dân tộc Dao lời cổ, tham gia vào tốp hát của địa phương thường đi giao lưu ở các nơi vào dịp đầu xuân". 

{keywords}

Không chỉ lưu truyền dân ca Dao, Nghệ nhân Ưu tú Triệu Thị Bình (ngoài cùng bên trái) còn tích cực truyền dạy nghề thêu tay truyền thống   của dân tộc.  Ảnh:  Nguyễn Hưởng

Bà Bình thuộc rất nhiều các bài dân ca với những thể loại khác nhau như: Hát  trong nghi lễ cấp sắc, hát trong đám cưới, hát đối đáp, hát giao duyên, hát uống rượu… Theo nghệ nhân, hát dân ca dân tộc Dao có những kỹ thuật cơ bản như: Vang, rền, không chỉ đòi hỏi tròn vành, rõ chữ, mượt mà, sâu lắng mà còn phải có kỹ thuật ngân, luyến láy, ngắt câu. Một lời ca của dân tộc Dao thường có hai phần: Lời chính và lời phụ. Lời chính là phần cốt lõi phản ánh nội dung của bài hát, lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi bổ sung ý nghĩa cho lời ca chính làm cho tiếng hát trôi chảy, lời ca phong phú, linh hoạt.

Bà Bình cũng cho biết, đến năm 1990, bà đã thuộc 120 bài dân ca Dao lời cổ trong nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao Thanh Phán, đến nay thì thuộc hàng trăm bài theo lời cổ và cả những bài lời mới. Bà Bình luôn ghi chép cẩn thận những bài hát trong cuốn sổ tay, trong đó có những bài tự đặt lời dựa theo làn điệu dân ca Dao như: Lây lău cngoa –Lời ru con, Dìu miền ên Đảng- Người Dao ơn Đảng, Dìu miền chẳng Pé Hồ- Người Dao nhớ Bác Hồ... Không chỉ thuộc nhiều điệu hát dân ca, nghệ nhân Triệu Thị Bình còn mong muốn để những câu hát ấy cho con cháu mai sau. Được sự tín nhiệm của địa phương, nhiều năm bà tham gia thi hát dân ca trong ngày hội văn hóa các dân tộc của huyện và tỉnh đều đạt thành tích cao như: Huy chương Vàng hội diễn nghệ thuật quần chúng do tỉnh Quảng Ninh tổ chức năm 1997; giải 3 liên hoan giọng hát hay dân ca các dân tộc trên sóng phát thanh, truyền hình tỉnh Bắc Giang năm 1998; Huy chương Bạc liên hoan giọng hát hay dân ca các dân tộc trên sóng phát thanh toàn quốc lần thứ nhất năm 1998;  Huy chương Bạc tại ngày hội văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ nhất tại Lạng Sơn năm 1999.

Những năm qua, nghệ nhân bỏ nhiều công sức  truyền lại cho các thế hệ trẻ trong bản, xã những làn điệu dân ca dân tộc Dao. Bắt đầu từ năm 1999 bà Bình đã truyền dạy hát dân ca dân tộc Dao cho hàng chục người trong vùng. Với những đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc Dao, năm 2019, bà Triệu Thị Bình vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian.

Độc đáo lễ cấp sắc của dân tộc Dao ở Tuấn Mậu (Bắc Giang)
(BGĐT)- Khi mùa xuân đến, những cánh hoa đào, hoa mận nở trên các bản làng bên sườn Tây Yên Tử cũng là lúc đồng bào dân tộc Dao ở xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) thực hiện một nghi lễ trọng đại, thiêng liêng trong đời - đó là lễ cấp sắc. 
Bảo tồn chữ viết dân tộc Dao
(BGĐT) - Bắc Giang là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có dân tộc Dao, tập trung chủ yếu ở các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế. Trong đời sống xã hội, đồng bào dân tộc Dao để lại kho tàng di sản văn hoá phong phú và đa dạng cần được bảo tồn, phát huy.
Già làng Bàn Văn Cường - Người gìn giữ văn hóa dân tộc Dao
(BGĐT) - Ông Bàn Văn Cường, dân tộc Dao, thôn Thanh Chung, xã Tuấn Mậu (Sơn Động) là già làng, người có uy tín tiêu biểu suốt 20 năm qua. Ở tuổi ngoài 70 nhưng ông vẫn minh mẫn, mạnh khỏe và nhiệt huyết với công việc tìm tòi nghiên cứu phương pháp truyền giảng tiếng nói, chữ viết của dân tộc Dao cho thế hệ trẻ.
Thí sinh dân tộc Dao đạt điểm 10 môn Giáo dục công dân
(BGĐT) - Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, em Triệu Thị Nảy (SN 2000), dân tộc Dao, học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Sơn Động xuất sắc giành điểm 10 môn Giáo dục công dân. 
Đặc sắc di sản văn hóa dân tộc Dao bên sườn Tây Yên Tử
(BGĐT) - Di sản văn hóa dân tộc Dao bên sườn Tây Yên Tử tập trung chủ yếu ở hai huyện Sơn Động và Lục Nam (tỉnh Bắc Giang). Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào dân tộc Dao nơi đây gắn với phát triển du lịch sườn Tây Yên Tử là nhiệm vụ quan trọng đang được chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm.
Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Dao, xã Tuấn Mậu
(BGĐT) - Xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) có hơn 3 nghìn nhân khẩu, trong đó phần lớn là người dân tộc Dao Thanh Phán sinh sống dưới chân núi, phía trên đỉnh là chùa Đồng thuộc khu di tích Yên Tử. Người Dao không chỉ nổi tiếng bởi đức tính cần cù, chịu khó làm ăn mà họ còn giữ gìn hầu như nguyên vẹn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Một trong những nét văn hóa độc đáo đó chính là lễ cấp sắc.

Đồng Ngọc Dưỡng

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...