Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống / Phòng, chống tác hại của thuốc lá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Các quốc gia nỗ lực kiểm soát thuốc lá

 Hút thuốc lá là tác nhân gây ra cái chết cho khoảng 6 triệu người mỗi năm. Một dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra đến năm 2020, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên trái đất, với 10 triệu người một năm.

Từ nhiều thập kỷ trước, nhận ra tác hại của khói thuốc lá, nhiều quốc gia kiểm soát việc sử dụng sản phẩm này. Năm 1987, Anh thông qua Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng trong việc đóng gói và dán nhãn thuốc lá và tiếp tục thông qua các luật khác trong nhiều năm như cấm quảng cáo và quảng bá sản phẩm thuốc lá.

{keywords}

Truyền thông chống tác hại của thuốc lá.

Ở Mỹ, sau khi có báo cáo tổng hợp liên quan đến tác hại thuốc lá được công bố năm 1964, luật liên bang về dán nhãn và quảng cáo sản phẩm đã được ban hành một năm sau đó. Đến 2016, Mỹ đã thông qua nhiều luật khác, sửa đổi và bổ sung một số quy định như là một phần trong chiến lược kiểm soát thuốc lá. Hiện nay, theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, số người hút thuốc lá của nước này giảm còn 14%.

Tại Pháp, thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong 200 người mỗi ngày. Từ năm 2007, Pháp cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng và nhiều năm qua đã có những hành động chống lại nguy cơ từ khói thuốc. Các loại thuế đã được ban hành để tăng giá sản phẩm này từ 9 lên 12 USD vào năm 2020.

Theo số liệu Bộ Y tế Pháp công bố hồi tháng 5/2017, số lượng người hút thuốc tại quốc gia này giảm xuống còn 12,2 triệu so với 13,2 triệu năm 2016. Tuy nhiên 27% người Pháp vẫn đốt thuốc hằng ngày, đây là một trong những tỷ lệ cao nhất tại các nước trong nhóm Liên minh châu Âu, chỉ sau Hy Lạp và Bulgaria. Theo EU, Thụy Điển là quốc gia có tỷ lệ người dân hút thuốc ít nhất trong khối, với chỉ 7%.

Hiện nay, việc kiểm soát thuốc lá phổ biến trên thế giới. Với sự hỗ trợ của WHO và các tổ chức toàn cầu khác, ngay cả những quốc gia nghèo nhất cũng ban hành luật về bao bì, nhãn mác, không được quảng cáo và hút thuốc ở nơi công cộng.

Gần đây, Hiệp hội Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (CRES) Tây Phi đã đệ đơn xin tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá ở khu vực để hạn chế việc hút thuốc. Hiện thuế không bao gồm VAT chỉ chiếm 30% giá bán thuốc lá trung bình ở Tây Phi so với con số 62% tại Liên minh châu Âu.

Trong khi đó, kết quả một cuộc khảo sát của Ủy ban Quốc gia về Kiểm soát Thuốc lá và Trung tâm Nghiên cứu An sinh Xã hội tại Đại học Indonesia (PKIS-UI) gần đây cũng cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Cuộc khảo sát tiến hành trên tỷ lệ phần trăm người hút thuốc và không hút thuốc cho thấy 88% người trả lời ủng hộ việc tăng giá thuốc lá để giảm số lượng người hút thuốc. Hiện mỗi năm có hơn 200.000 người Indonesia chết vì các bệnh liên quan đến sản phẩm này.

Theo Reuters, chuẩn bị cho Thế vận hội 2020 (đã bị hoãn vì dịch Covid-19), Thủ đô Tokyo của Nhật cũng đã thông qua luật cấm hút thuốc lá trong các quán bar và nhà hàng trong thời gian diễn ra Thế vận hội. Luật cũng cấm hút thuốc ngoài trời ở những nơi có trẻ em. Hiện ít hơn 1/5 dân số Nhật hút thuốc so với con số một nửa của 50 năm trước.

Trong khi đó, những người muốn cai nghiện thuốc lá có những cách khác nhau để vượt qua thử thách. Tại Pháp, nhiều người dùng kẹo sao su hay chơi thể thao để quên đi mùi khói thuốc và tập trung vào những hoạt động khác. Câu chuyện từ Nikkei nhắc đến một nhân viên bán bảo hiểm ở Hong Kong đã hút thuốc trong 14 năm bắt đầu sử dụng thiết bị hun nóng thuốc lá được gọi là IQOS thay vì thuốc lá điếu truyền thống trong một năm qua. Sản phẩm này làm nóng thuốc mà không đốt như thông thường nên chỉ tạo làn hơi trông giống khói.

Hàn Quốc và New Zealand đã hợp pháp hóa nhiều loại sản phẩm thay thế thuốc lá đa dạng trong năm 2010 và tương ứng trong năm 2018. Nhật Bản, mặc dù vẫn cấm các loại thuốc lá điện tử dạng dung dịch, đã cho phép dùng các thiết bị gia nhiệt thuốc lá như IQOS, được sản xuất bởi Philip Morris International. Ngược lại, Australia, Indonesia, Singapore và Thái Lan có lệnh cấm rõ ràng.

Năm 2014, WHO đã ban hành một báo cáo về thuốc lá điện tử, kêu gọi các nước thành viên hạn chế quảng cáo và cho rằng các tác động sức khỏe vẫn chưa được đánh giá cẩn thận. Báo cáo này cũng nói thêm là đã có một số trường hợp gây kích ứng mắt và đau họng trong những người sử dụng thuốc lá điện tử. WHO cũng yêu cầu các quốc gia cấm sử dụng thuốc lá điện tử trong nhà cho đến khi sản phẩm này được chứng minh là an toàn tuyệt đối cho những người ở cùng không gian đó.

Sự nguy hại của thuốc lá
(BGĐT) - Bất chấp những cảnh báo của chuyên gia và cơ quan y tế về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, việc tiêu dùng mặt hàng này vẫn diễn ra phổ biến. 
Thuốc lá phá hỏng giấc ngủ
Người hút thuốc có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao hơn 2,5 lần so với người bình thường. Hút thuốc làm thay đổi nhịp đồng hồ sinh học, tác nhân phá hỏng giấc ngủ ngon.
Bắc Giang: Thu giữ khẩu trang không rõ nguồn gốc và thuốc lá nhập lậu
(BGĐT)-Lúc 15 giờ ngày 17/3, tại thôn My Điền, thị trấn Nếnh (Việt Yên), Phòng cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh), Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 (Cục QLTT tỉnh Bắc Giang) phối hợp kiểm tra ô tô BKS 99K.166.48 do ông Nguyễn Hồng Ngọc, phường  Đồng Ngàn, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) điều khiển phương tiện.
Vừa chiết xăng vừa hút thuốc lá: Bốn người trong một gia đình bị bỏng nặng
Ngày 23-12, Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh) cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận bốn trường hợp trong một gia đình bị bỏng nặng do vừa chiết xăng, vừa hút thuốc lá.
Công an Lạng Giang phát hiện, thu giữ 600 cây thuốc lá nhập lậu
(BGĐT) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đang điều tra, làm rõ vụ án vận chuyển, tàng trữ số lượng lớn thuốc lá không rõ nguồn gốc, xuất xứ vào địa bàn.
Tài xế ôtô chở thuốc lá lậu tử vong vì trúng đạn
Dương Văn Mến, 29 tuổi, lái ôtô biển số giả chở 15.000 gói thuốc lá lậu, gây tai nạn cho hai người phụ nữ, bị cảnh sát nổ súng truy đuổi, tử vong.
Bộ Y tế đề xuất cấm hoàn toàn việc sử dụng thuốc lá điện tử
Ngày 15-11, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới do Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, thuốc lá điện tử gây hại tới sức khỏe con người và hiện nhiều quốc gia đã cấm hoàn toàn sản phẩm này.
Mỹ: Số ca tử vong và tổn thương phổi do thuốc lá điện tử tăng mạnh
Giới chức y tế Mỹ ngày 10-10 cho biết đã có 26 trường hợp tử vong và khoảng 1.300 người gặp phải các tổn thương phổi có liên quan việc sử dụng thuốc lá điện tử kể từ tháng Ba đến nay.
Công an Bắc Giang sẽ xử lý nghiêm đối tượng tẩm thêm ma túy vào thuốc lá vui
(BGĐT) - Đại tá Nguyễn Xuân Phượng, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Bắc Giang) cho biết: Qua gửi mẫu giám định, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang xác định không có hàm lượng các chất ma túy trong thuốc lá vui.

Tùng Chi

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...