Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 23 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Gần 1,5 nghìn bệnh nhân mắc cúm A

Cập nhật: 17:26 ngày 08/01/2020
(BGĐT) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính từ tháng 12-2019 đến ngày 7-1, toàn tỉnh ghi nhận 1.469 bệnh nhân mắc cúm A. 

Riêng từ ngày 1 đến ngày 7-1, toàn tỉnh có 344 trường hợp. Hiện nay, bệnh cúm đang vào mùa, tuy không quá nguy hiểm nhưng ở các cơ sở y tế đều có đông bệnh nhân khám, điều trị cúm A. Đông nhất là Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trung bình mỗi ngày có khoảng 40 bệnh nhân. Trung tâm Y tế các huyện có 20 bệnh nhân.

{keywords}

Điều trị cho bệnh nhân mắc cúm A tại bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Đến thời điểm này, chủng vi-rút phát hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cúm A(H1N1), chưa xuất hiện chủng vi-rút cúm mới cũng như chưa có sự đột biến gen làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở chủng cúm đang lưu hành.

Bác sĩ Nguyễn Thị Loan, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Vi-rút cúm A(H1N1) tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24-48 giờ trên các bề mặt như: Bàn, ghế, tay nắm cửa, cầu thang; tồn tại trong quần áo từ 8-12 giờ và duy trì khoảng 5 phút trong lòng bàn tay. Vi-rút này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước, có thể sống đến 4 ngày trong môi trường nước ở 22 độ C và sống đến 30 ngày ở 0 độ C.

Thời tiết mưa dầm, độ ẩm cao, thiếu ánh nắng rất thuận lợi cho vi-rút cúm A (H1N1) phát triển. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp, qua nước bọt, dịch tiết mũi họng, qua tiếp xúc với đồ vật chứa vi-rút. Người mang vi-rút cúm A (H1N1) có khả năng lây truyền cho người xung quanh trong khoảng từ 1 ngày trước khi có dấu hiệu bệnh và kéo dài đến 7 ngày sau khi phát bệnh.

Bác sĩ dự phòng khuyến cáo, hiện nay, thời tiết lạnh, ẩm, nhiệt độ thay đổi, chênh lệch nhiều giữa ngày và đêm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút cúm phát triển và lây lan mạnh, cùng với yếu tố môi trường là sự giao thương ngày càng tăng giữa các vùng miền làm tăng nguy cơ mắc cúm. Dự báo, trong thời gian tới, số ca mắc cúm vẫn có thể gia tăng, nhất là trong mùa đông xuân, dịp Tết Nguyên đán, lễ hội tập trung đông người.

Để phòng bệnh, mọi người tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ gìn nơi sinh hoạt sạch sẽ, đeo khẩu trang khi đi đường, hạn chế đến chỗ đông người, tránh tiếp xúc với người bệnh, chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm. Khi có dấu hiệu ho, sốt cao, chảy nước mũi, đau họng, đau đầu, nhức mỏi toàn thân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị hiệu quả, không tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.

Số bệnh nhân nhiễm cúm A tăng cao, Bộ Y tế ra khuyến cáo
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho khoảng 150 bệnh nhi mắc cúm A. Trung bình mỗi ngày có khoảng 100-120 bệnh nhi đến khám với các biểu hiện ho, hắt hơi, sổ mũi... nghi ngờ mắc cúm.
Nhiều người mắc cúm A, thuốc Tamiflu tăng giá
(BGĐT) - Sáng ngày 17-12, Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đang điều trị cho 5 bệnh nhân mắc cúm A. 
Nâng cao hiệu quả chẩn đoán, phòng ngừa bệnh cúm
(BGĐT) - Bệnh cúm mùa có số người mắc cao nhất trong số các bệnh truyền nhiễm được giám sát. Nếu chăm sóc sức khỏe kém, đề kháng giảm trong giai đoạn cảm cúm thường dẫn đến tình trạng bội nhiễm đường hô hấp. Biến chứng của cúm có thể gây phù phổi, suy tim, tử vong.

Minh Thu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...