Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 29 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khoa sơ sinh, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Bắc Giang: Những bà mẹ thứ hai của trẻ

Cập nhật: 10:02 ngày 16/12/2019
(BGĐT) - Được tách ra từ Khoa Hồi sức cấp cứu chống độc Nhi - Sơ sinh vào tháng 6-2018, Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Bắc Giang hiện có 32 cán bộ, bác sĩ, điều dưỡng và hộ lý hằng ngày đảm nhiệm công việc thầm lặng chăm sóc, mang lại sự sống cho những sinh linh bé nhỏ.

Phòng chăm sóc đặc biệt

Bước qua cánh cửa phòng hành chính của khoa là hành lang dài với dãy buồng bệnh hai bên. Nơi đây, không một hạt bụi nào có thể chui lọt, không có âm thanh nào khác ngoài tiếng máy móc chạy rì rì. Phóng viên chỉ được vào khu vực này để tác nghiệp với yêu cầu mang bảo hộ từ đầu đến chân, đi lại, trao đổi thật nhẹ nhàng và nhanh chóng ra khỏi đây. Với khu lồng ấp, chỉ được đứng từ xa chụp ảnh.

{keywords}

Trẻ sơ sinh non tháng trong phòng chăm sóc đặc biệt.

Khoa Sơ sinh là nơi chăm sóc đặc biệt bởi đối tượng bệnh nhân đặc biệt: Trẻ sơ sinh (từ 0 đến 28 ngày tuổi) thường mắc các bệnh lý nguy hiểm như: Non tháng, nhẹ cân, suy hô hấp, viêm ruột, viêm phổi, viêm đường hô hấp trên, viêm não, viêm màng não, tim mạch, thận - tiết niệu… Ở phòng chăm sóc Kangaroo, hầu như ai cũng biết đến gia đình chị Nông Thị Chuyên (SN 1991), xã Phúc Hòa (Tân Yên) vì bé Thiên Ân, con của chị có thời gian nằm tại khoa lâu nhất, hơn 2 tháng.

Trong thời gian mang thai, chị Chuyên giữ gìn sức khỏe rất cẩn thận song mới 27 tuần, đột nhiên bị vỡ ối. Thế là bé Thiên Ân ra đời, nặng vỏn vẹn 0,9kg. Vừa sinh con xong, chị Chuyên nằm ở phòng hồi sức, trong khi em bé phải ấp trong lồng kính vì rất yếu. Suốt 2 tháng chị ngủ nhờ ở phòng gửi đồ, hằng ngày đều đặn vắt sữa gửi các bác sĩ cho con ăn. Sau 2 tháng, chị được đưa vào phòng và hướng dẫn ấp con bằng phương pháp Kangaroo. “Ấp bé để tạo mối liên kết tình cảm, truyền hơi ấm cho con, bù đắp chuỗi ngày bé phải rời bụng mẹ quá sớm.

Cảm giác được ôm ấp con vào lòng khiến mình hạnh phúc không thể nói thành lời. Bởi khi sinh ra con rất yếu, được các bác sĩ tận tình chăm sóc nay mới được như vậy”, chị Chuyên nói. Khi sinh ra bé Thiên Ân nặng 900 gram, bị nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nên phải thở máy dài ngày và truyền máu nhiều lần. Nay không phải dùng máy hỗ trợ, bé hấp thu dinh dưỡng và tăng cân tốt, hiện Thiên Ân nặng 1,7 kg song vẫn chưa tự ăn được nên vẫn phải nằm lại viện để điều trị. Ở giường kế bên là mẹ con chị Nguyễn Thị Mơ (SN 1990). Chị Mơ quê xã Đông Phú (Lục Nam), lấy chồng ở huyện Chí Linh (Hải Dương). Trong lúc về nhà ngoại chơi, chị lên cơn đau bụng đột ngột và được đưa vào mổ cấp cứu tại Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang khi thai mới được 29 tuần.

Ngày 25-10, bé gái chào đời nặng 1,3kg. Sau một thời gian chăm sóc đến nay bé đã nặng 2,1 kg. Tại phòng Kangaroo, tất cả các bé cả ngày lẫn đêm đều được mẹ ấp vào ngực, da áp da; những lúc mẹ mệt thì bố hoặc ông, bà thay phiên. Khu vực lồng ấp lại càng đặc biệt hơn bởi môi trường chăm sóc trẻ phải như trong bụng mẹ, do phổi của bé chưa hoàn thiện nên phải dùng thuốc trưởng thành phổi, hỗ trợ thở máy. Lồng ấp được cài đặt bảo đảm độ ẩm tiêu chuẩn, lọc vi khuẩn, cung cấp dinh dưỡng bằng phương pháp nuôi dưỡng tĩnh mạch đối với các bé chưa ăn được bằng miệng. Tùy vào tuổi thai, các bác sĩ phải tính toán để cài đặt chuẩn các chỉ số ẩm, thở, dinh dưỡng bảo đảm cung cấp đủ, theo dõi liên tục hằng ngày; đánh giá kết quả hằng tuần.

Dõi theo từng nhịp thở

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Lệ, Trưởng Khoa Sơ sinh cho biết thực hiện chương trình bệnh viện vệ tinh và chương trình Hỗ trợ y tế các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Hồng (NORRED), khoa được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, chuyên môn kỹ thuật để bảo đảm chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhi sơ sinh.

Làm việc tại đây đòi hỏi các bác sĩ, điều dưỡng phải có chuyên môn sâu, thực sự yêu nghề, coi bệnh nhi như con mình bởi bác sĩ phải thay mẹ bé để chăm sóc cho đến khi sức khỏe bé ổn định mới trao cho gia đình. Các điều dưỡng về khoa làm việc đều phải qua một khóa đào tạo chăm sóc sơ sinh cơ bản ở Bệnh viện Nhi T.Ư. Các bác sĩ đều phải học chuyên sâu về sơ sinh. Trực sơ sinh đêm hầu như không được nghỉ ngơi, ánh mắt các bác sĩ phải liên tục theo dõi sát sao nhịp thở của các bé cho đến từng cử động nhỏ nhất trở đi.

Trực sơ sinh đêm hầu như không được nghỉ ngơi, các bác sĩ phải liên tục theo dõi sát sao từng nhịp thở của bé cho đến mỗi cử động nhỏ nhất trở đi. Mọi trao đổi với đồng nghiệp hay với người nhà của trẻ cũng đều ngắn gọn, chính xác và rất nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng đến không gian yên tĩnh trong phòng bệnh.

Mọi trao đổi với đồng nghiệp hay với người nhà của trẻ ngắn gọn, chính xác và rất nhẹ nhàng, tránh làm ảnh hưởng đến không gian yên tĩnh trong phòng bệnh. Chỉ cần một lần sơ suất như không phát hiện trẻ ngừng thở hay một lần hạ nhiệt độ là lập tức trẻ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng; khi giao cho người nhà trông nom cũng phải nhắc nhở liên tục để bảo đảm trẻ được an toàn. 

Ngay cả khi trẻ đã ra viện, các bác sĩ đều hẹn bệnh nhân quay lại kiểm tra sức khỏe định kỳ, lưu lại số điện thoại cha mẹ các em để hướng dẫn gia đình theo dõi chặt chẽ các vận động thể chất, vận động tinh thần của trẻ; tư vấn chế độ chăm sóc, phát hiện các triệu chứng bệnh để điều trị kịp thời. Các kỹ thuật do bệnh viện tuyến trên chuyển giao hiện nay Khoa đều thực hiện thành thục, trong đó phải kể đến nuôi dưỡng trẻ sinh non dưới 1 kg.

Trước đây việc lấy ven cho trẻ cực kỳ khó khăn bởi với các bé chỉ từ 1-2 kg biện pháp chăm sóc, điều trị chủ yếu là tiêm, truyền, trẻ càng non tháng thành mạch càng yếu, nguy cơ vỡ ven rất cao. Để khắc phục, Khoa đã thực hiện thành công kỹ thuật đặt catheler tĩnh mạch rốn để nuôi dưỡng các bé, hạn chế lấy ven, hạn chế nhiễm trùng cơ thể, giảm nguy cơ tử vong. Cùng đó là thực hiện các kỹ thuật: Thở máy, thở máy cao tần, đặt catheler tĩnh mạch trung tâm, đặt catheler động mạch để đo huyết áp động mạch, thay máu sơ sinh trong trường hợp trẻ vàng da, đa hồng cầu; dẫn lưu dịch màng phổi, dẫn lưu khí màng phổi khi trẻ bị tràn dịch, tràn khí màng phổi gây khó thở.

Có những em sinh non, mắc nhiều bệnh, thời gian phải theo dõi, chăm sóc rất dài, gia đình chán nản, thậm chí bỏ mặc cho bác sĩ. Với sự cố gắng và trách nhiệm cao, năm 2019, tập thể khoa đã tiếp nhận, điều trị 3.182 trẻ với các bệnh lý như: Sinh non tháng, vàng da sơ sinh, viêm phổi sơ sinh, suy hô hấp sơ sinh; tổ chức tốt mô hình chăm sóc toàn diện ở buồng bệnh hồi sức cấp cứu, tỷ lệ trẻ phải chuyển viện dưới 2%, giảm so với năm trước.

Được biết, để tiếp tục phát triển kỹ thuật chăm sóc sơ sinh, Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang phối hợp chặt chẽ với Bệnh viện Nhi T.Ư và Bệnh viện Phụ sản T.Ư thực hiện chương trình đào tạo nâng cao tay nghề của đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng của khoa, chuyển giao kỹ thuật, đặc biệt là làm tốt kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ chuyển viện để tránh nguy cơ tử vong ở trẻ, giúp người dân yên tâm gửi gắm niềm tin vào đội ngũ ở đây.

Dự án triệu USD hỗ trợ trẻ sơ sinh Việt Nam
Dự án giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong tại Việt Nam sẽ triển khai ở 7 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Thu hút bác sĩ chuyên khoa sâu, nâng chất lượng nguồn nhân lực y tế
(BGĐT) - Ngày 13-12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Y tế phối hợp tổ chức hội thảo khoa học-thực tiễn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tỉnh Bắc Giang.
Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang : Tận tình với người bệnh
(BGĐT) - Sau 3 tuần vượt qua cơn bạo bệnh, vợ tôi (Trần Thanh Hà) lại có thể dắt xe máy ra cơ quan làm việc. Có được niềm vui to lớn này, tôi thật cảm phục và biết ơn những người thầy thuốc hết lòng vì bệnh nhân của Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang.

Kim Hiếu - Hoài Thu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...