Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Từ bỏ thói quen có hại để ngừa trọng bệnh

Cập nhật: 07:00 ngày 14/12/2019
(BGĐT) - Chế độ ăn uống thiếu khoa học, lười vận động khiến số lượng bệnh nhân mắc ung thư ngày càng tăng. Đáng báo động, một số bệnh ung thư trước đây chỉ gặp ở người cao tuổi thì nay có xu hướng trẻ hóa.

Cùng bác sĩ Lê Thị Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang, tôi gặp bệnh nhân Phạm Quốc C. (SN 1988) ở thôn Tân Sơn, xã Trung Sơn (Việt Yên-Bắc Giang). Tóc anh rụng nhiều, gương mặt hốc hác sau lần mổ, điều trị bệnh. 

Anh làm nghề chạy chợ, ăn uống thất thường, lại thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, ít rau xanh, đã thế mỗi bữa anh có thói quen uống một cốc bia để tạo cảm giác ngon miệng. 

{keywords}

Bác sĩ Lê Thị Hương khám, điều trị cho bệnh nhân ung thư trẻ tại bệnh viện.

Chế độ ăn uống như vậy kéo dài nhiều năm nên khi phát hiện thì bệnh ung thư đại tràng đã chuyển sang giai đoạn muộn với những biểu hiện rõ rệt như: Người đau mỏi, kém ăn, đại tiện khó khăn. 

Tốn hơn 40 triệu đồng, giờ đây, anh vẫn phải tiếp tục điều trị, chống chọi với căn bệnh quái ác. Mặc dù đang ở tuổi lao động, anh phải phó mặc cho vợ gánh vác mọi việc và chăm sóc, nuôi dạy các con.

Chị Nguyễn Thị Th (SN 1990) ở xã Quang Thịnh (Lạng Giang-Bắc Giang) làm công nhân may ở một doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Sau bữa cơm đầu tháng 9-2019, chị bị đau âm ỉ, ăn không ngon, đại tiện ra máu. 

Đi bệnh viện khám, các bác sĩ cho biết chị bị ung thư đại tràng. Hiện chị Thảo đã mổ khối u và hóa trị đợt thứ 4. Cách đây ba năm, bố chị cũng bị ung thư đại tràng.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang, chỉ từ 5-10% số lượng ca bệnh ung thư phát sinh do rối loạn nội tiết, tổn thương có tính di truyền. Còn lại hơn 80% các bệnh ung thư có liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thực phẩm độc hại hay ô nhiễm môi trường. 

{keywords}

Bác sĩ Lê Thị Hương khám, tư vấn về chế độ ăn uống cho bệnh nhân.

“Rất nhiều bệnh phát sinh từ thói quen ăn uống nhưng nhiều người chỉ quan tâm đến sở thích, thấy ngon miệng là ăn chứ không bao giờ chú ý đến ăn cân bằng dinh dưỡng. Chính lối suy nghĩ đó khiến họ phải trả giá bằng sức khỏe, thậm chí bằng mạng sống”, bác sĩ Lê Thị Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu tỉnh cảnh báo.

Theo thống kê của Bệnh viện Ung bướu tỉnh, năm 2018 có 2.098 lượt bệnh nhân dưới 40 tuổi đến khám, điều trị các bệnh ung thư. Con số này tăng mạnh vào năm 2019, chỉ tính đến cuối tháng 11 bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị cho 2.500 lượt bệnh nhân dưới 40 tuổi. Nhìn vào con số này có thể thấy thực trạng đáng lo ngại đó là độ tuổi của bệnh nhân mắc ung thư ngày càng trẻ. 

Theo các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu tỉnh, chỉ từ 5-10% số lượng ca bệnh ung thư phát sinh do rối loạn nội tiết, tổn thương có tính di truyền. Còn lại (hơn 80%) các bệnh ung thư có liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thực phẩm độc hại hay ô nhiễm môi trường.

Các bệnh ung thư về đường tiêu hóa như: Dạ dày, đại trực tràng, thực quản, gan và ung thư vú là phổ biến. Đa số các bệnh này đều liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, rèn luyện thể chất.

Bác sĩ Lê Thị Hương cũng nhận định, sau khi khảo sát hơn 1 nghìn bệnh nhân trẻ tuổi điều trị bệnh tại đơn vị, hơn 90% người bệnh thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn chứa nhiều dầu mỡ đun nóng ở nhiệt độ cao hay có khẩu phần ăn ít rau, quả; một số trong đó lười vận động, không thể dục thể thao. 

Hai năm gần đây, bệnh nhân trẻ tuổi chiếm đến 1/3, có thời điểm chiếm đến một nửa số lượng bệnh nhân điều trị các bệnh ung thư- căn bệnh trước đây chỉ thường gặp ở người lớn tuổi. Độ tuổi dao động từ 20 đến 35. 

Tùy theo mức độ bệnh mà mỗi đợt điều trị chi phí dao động từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Riêng những ca bệnh ở giai đoạn cuối, mỗi lần mổ, hóa trị tốn kém đến vài trăm triệu đồng (mặc dù đã có bảo hiểm y tế chi trả). Thường một bệnh nhân ung thư phải qua 10 - 12 đợt hóa trị.

Để hạn chế căn bệnh nguy hiểm này, các bác sĩ khuyến cáo mỗi người nên chủ động phòng chống ung thư, không chờ có bệnh mới đi khám mà cần khám sức khỏe định kỳ theo lứa tuổi. 

Đặc biệt việc tầm soát ung thư sớm cũng rất quan trọng, nếu không may mắc bệnh việc điều trị cũng khả quan và đỡ tốn kém, giảm bớt đau đớn. Đối với những người trẻ cần sớm từ bỏ những thói quen có hại như ăn uống không lành mạnh, tăng cường vận động thể chất hằng ngày. 

Nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng, khẩu phần ăn của mỗi người nên tập trung dinh dưỡng vào buổi sáng, ăn nhiều rau xanh, bữa trưa ăn nhẹ và ăn tối hạn chế, cân bằng chất béo và chất xơ, hạn chế ăn mặn.

Dự án triệu USD hỗ trợ trẻ sơ sinh Việt Nam
Dự án giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong tại Việt Nam sẽ triển khai ở 7 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Thu hút bác sĩ chuyên khoa sâu, nâng chất lượng nguồn nhân lực y tế
(BGĐT) - Ngày 13-12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Y tế phối hợp tổ chức hội thảo khoa học-thực tiễn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tỉnh Bắc Giang.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường rà soát, chấn chỉnh hoạt động xét nghiệm
Thời gian qua, tại một số cơ sở y tế đã xảy ra các vi phạm quy định, quy chế chuyên môn liên quan đến xét nghiệm làm ảnh hưởng lớn đến uy tín, chất lượng khám chữa bệnh của cơ sở có vi phạm và uy tín của ngành y tế.
Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang điều trị khối u bằng vi sóng
(BGĐT) - Ngày 12-12, Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang tổ chức hội thảo “Điều trị khối u bằng công nghệ vi sóng”.
Ngành Y tế Bắc Giang: Giảm thủ tục, tăng giao dịch điện tử
(BGĐT) - Nỗ lực cải cách tục hành chính, năm 2019, ngành Y tế đã cắt giảm nhiều thủ tục liên quan đến điều kiện hoạt động hành nghề y, dược, tiếp tục nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ theo hướng đơn giản, tiện lợi cho người dân.

Tuyết Mai

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...