Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Sức khỏe
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Khoanh vùng, khống chế mầm bệnh sốt xuất huyết

Cập nhật: 09:10 ngày 30/07/2019
(BGĐT) - Theo chu kỳ hằng năm, từ tháng 7 đến tháng 9 là thời điểm người dân có nguy cơ mắc sốt xuất huyết cao do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều. Bệnh xuất hiện trên mọi lứa tuổi và hiện có một số ca biến chứng nặng. 

Số ca bệnh có xu hướng tăng

Những ngày cuối tháng 7, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiếp nhận 3 bệnh nhân sốt xuất huyết thể nặng với triệu chứng chảy máu ở một số bộ phận trên cơ thể, có ca phải chuyển ra Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. 

{keywords}

Phun hóa chất diệt muỗi tại tổ dân phố Mai Sẫu, phường Đa Mai (TP Bắc Giang) tháng 4-2019. Ảnh: Hoài Thu.

Đó là chị Nguyễn Thị Thu (SN 1982), ở tổ dân phố Phú Mỹ 1, phường Dĩnh Kế (TP Bắc Giang) nhập viện trong tình trạng sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng. Các bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu phát hiện bệnh nhân mắc sốt xuất huyết bội nhiễm, tiểu cầu giảm mạnh.

Đặc biệt có cả bệnh nhi như trường hợp cháu Đặng Ngọc Minh Ân (SN 2018), ở xã Mai Đình (Hiệp Hòa) nhiễm bệnh trong tháng 6-2019. Cháu Ân được bố mẹ đưa vào nhập viện kịp thời, điều trị đúng phác đồ nên sức khỏe ổn định nhanh.

Theo ghi nhận tại các địa phương, hiện các ca bệnh xuất hiện rải rác và được điều trị tích cực ở Trung tâm Y tế các huyện Yên Dũng, Tân Yên, Yên Thế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng giảm tiểu cầu, cần truyền máu gấp.

Ông Giáp Văn Minh, Trưởng khoa Kiểm soát truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Năm nay, không chỉ đến mùa hè mà ngay từ những tháng mùa xuân đã có người mắc sốt xuất huyết và số ca bệnh có xu hướng tăng hơn năm 2018. Ngay từ tháng 1-2019 đã ghi nhận 2 ca đầu tiên ở xã Bảo Sơn (Lục Nam) và Đồng Hưu (Yên Thế). 

Sốt xuất huyết khi ở thể nặng gây rối loạn đông máu, cơ thể dễ chảy máu, nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể bị lại, thậm chí lần sau diễn tiến nặng hơn. Người dân thấy có dấu hiệu sốt cao, không tự ý điều trị tại nhà, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Đến ngày 30-7, toàn tỉnh có 23 ca. Mặc dù số người nhiễm chưa phải ở mức cao nhưng nguy cơ bùng phát các ổ dịch luôn rình rập. 

Qua giám sát dịch tễ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh dự báo tình hình có khả năng diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới, nhất là trong tháng 8 và tháng 9-2019.

Nguyên nhân do mùa hè năm nay có nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều năm trước từ 1-1,5 độ C. Địa bàn tỉnh có mật độ dân số cao, di biến động dân cư lớn do có nhiều khu, cụm công nghiệp thu hút người lao động nhập cư. Hiện đang là cao điểm mùa mưa, thời tiết thuận lợi cho muỗi sinh sôi nảy nở.

Ngăn ngừa các ổ dịch cũ tái phát

Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, ở nhiều địa phương vẫn hiện hữu các yếu tố nguy cơ bùng phát dịch. Như tại một số khu nhà trọ ở các khu, cụm công nghiệp, lán trại trong các công trình xây dựng, các thùng, vũng nước đọng.

{keywords}

Phun hóa chất diệt muỗi tại khu dân cư phường Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang) tháng 6-2019.

Nguy cơ ở những ổ dịch cũ từ những năm trước cũng đáng lưu tâm. Giám sát ổ dịch sốt xuất huyết có nhiều người mắc (6 ca) năm 2017 ở tổ dân phố Mai Sẫu, phường Đa Mai (TP Bắc Giang), các bác sĩ của Trung tâm Y tế TP Bắc Giang lo lắng trước thực tế một số người dân vẫn thờ ơ với công tác phòng bệnh. 
Mới đây, Trung tâm Y tế TP Bắc Giang triển khai phun hóa chất diệt muỗi miễn phí từ nguồn hỗ trợ của Cục Y tế dự phòng cấp hằng năm. Mặc dù được thông báo trước nhưng nhiều hộ vẫn đóng cửa nên chủ yếu chỉ phun được ngoài vườn, ngõ phố.

Khi tổ chức phun hóa chất, nhiều hộ dân chưa tích cực hợp tác. Có nhà phun, nhà không nên chưa diệt muỗi triệt để. Nhiều khi vừa phun xong lại gặp mưa trôi hết thuốc. Thậm chí, nhân viên phun chưa đúng kỹ thuật, tỷ lệ pha thuốc loãng nên muỗi không chết. Ngành y tế khuyến cáo phun hóa chất vào buổi sáng (6-9 giờ) hoặc buổi chiều (17-20 giờ), đây là thời điểm loài muỗi truyền sốt xuất huyết hoạt động mạnh nhưng hầu hết các địa phương không thực hiện đúng.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, TP giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh. Xác định các khu dân cư trọng điểm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát ổ dịch để kiểm soát hiệu quả, nhất là khu vực đông người nhập cư, các ổ dịch cũ; tổ chức cấp cứu điều trị kịp thời, hạn chế tỷ lệ nhiễm, không để tử vong. 

Các cơ sở y tế bố trí giường bệnh, bổ sung dự phòng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, liên tục phun thuốc diệt muỗi, vệ sinh buồng bệnh, yêu cầu bệnh nhân mắc màn phòng lây nhiễm chéo. Người dân cần chú trọng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy để ngăn chặn sốt xuất huyết lây lan. 

Năm 2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cấp dụng cụ bắt muỗi, trang phục phòng, chống dịch cho các huyện, TP và cấp hóa chất diệt muỗi miễn phí cho 12 xã, phường, thị trấn trọng điểm đã từng phát sinh ổ dịch.

Nghiên cứu vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam đã hoàn tất
Việc nghiên cứu vaccine Dengvaxia phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại Việt Nam đã hoàn tất, hiện chỉ còn bước Hội đồng đạo đức quốc gia nghiệm thu và cấp phép lưu hành.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng bệnh sốt xuất huyết
Hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận trên cả nước đã tăng 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2018, đặc biệt trong 5 tuần gần đây, số mắc tăng nhanh tại 34 tỉnh, thành phố thuộc các khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam.
Ra quân phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết
(BGĐT) - Ngày 18-4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh phối hợp với UBND phường Đa Mai (TP Bắc Giang) tổ chức ra quân phun hóa chất diệt muỗi, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Xử trí thế nào khi trẻ sốt xuất huyết ?
Hạ sốt đúng cách, không lạm dụng kháng sinh hay tự ý truyền dịch là những điều phụ huynh cần lưu ý, tránh khiến trẻ từ bệnh nhẹ chuyển nặng.
Bộ Y tế kêu gọi người dân chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết
Sáng 13-10, tại Trường Mầm non Dịch Vọng Hậu, số 2 Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức triển khai “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” với sự tham gia của 1.000 đại biểu đại diện các bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội, một số tổ chức quốc tế... 
Triển khai chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết
Ngày 12-10, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ phát động “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018”.
Thêm một trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết ở Đồng Nai
Ngày 8-9, ông Bạch Thái Bình, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai vừa ghi nhận một ca tử vong do sốt xuất huyết. Bệnh nhân là một người phụ nữ, ngụ tại phường Tam Hiệp, TP Biên Hòa, Đồng Nai.

Minh Thu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...