Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Áp dụng “5S” trong ngành y tế: Giữ niềm tin của người bệnh

Cập nhật: 09:32 ngày 21/06/2019
(BGĐT) - Mô hình “5S” (Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc và sẵn sàng) đang triển khai tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Sau khi áp dụng, hiệu quả công việc và niềm tin của người bệnh đối với dịch vụ chăm sóc y tế được nâng lên.

Cải tiến chất lượng dịch vụ

Trung tâm Y tế huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang là đơn vị điển hình trong các cơ sở y tế tuyến huyện về áp dụng thành công “5S”. Trước đây, các vật tư, thiết bị y tế được sắp xếp thiếu ngăn nắp; trang thiết bị chưa được chuẩn bị sẵn sàng; nhân viên chưa quan tâm sắp xếp thuốc, vật tư thiếu khoa học… Điều này dễ gây nhầm lẫn và tốn thời gian tìm kiếm.

{keywords}

Nhờ thực hành tốt "5S", chất lượng khám, chữa bệnh của Trung tâm Y tế huyện Yên Thế không ngừng nâng lên.

Dựa trên nguyên tắc “5S”, Trung tâm tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động hằng ngày trong quá trình tiếp nhận, chăm sóc, điều trị người bệnh, đồng thời, mời lãnh đạo Sở Y tế tập huấn phổ biến kiến thức cho toàn thể cán bộ, nhân viên. Đầu năm 2017, Trung tâm xây dựng mô hình điểm tại Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và chống độc; sau đó nhân rộng ra 23 khoa, phòng. 

Toàn bộ cán bộ, nhân viên Trung tâm tiến hành dọn vệ sinh, sàng lọc những vật dụng, vật tư y tế không cần thiết. Trên cơ sở đó sắp xếp, bố trí lại các y cụ gọn gàng, khoa học; lập danh mục vật tư, thiết bị phục vụ theo kế hoạch, có đánh giá định kỳ việc thực hiện “5S” của nhân viên y tế.

Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 Đặng Hữu Tuấn, Giám đốc Trung tâm, hiệu quả rõ nét nhất do “5S” mang lại là môi trường làm việc chuyên nghiệp; cảnh quan xanh - sạch - đẹp; khám, chữa bệnh nhanh gọn, chuẩn xác; thời gian chờ khám của người bệnh rút ngắn còn từ 20 - 30 phút. Qua đó nâng chất lượng hoạt động, tạo được niềm tin với người bệnh. 

Trong 5 tháng đầu năm 2019, Trung tâm đã tiếp nhận gần 56 nghìn lượt người đến khám và điều trị, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018. Bà Nguyễn Thị Quyên (65 tuổi) ở xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế đang chăm chồng tại Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và chống độc cho biết: “Chồng tôi bị bệnh phổi, xuất huyết não nên thường xuyên phải đến đây điều trị. Tôi thấy các bác sĩ tận tình, tác phong nhanh nhẹn, không phải chờ lâu. Các khoa, phòng gọn gàng”.

Bốn năm qua, Khoa Ngoại Thần kinh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã áp dụng hiệu quả việc thực hành “5S”. Nhiều vật dụng thừa tại khoa đã được loại bỏ hoặc sắp xếp lại. Các vật dụng được dán nhãn, để đúng vị trí, dễ nhìn, dễ lấy. Hiện 46 khoa, phòng, trung tâm của Bệnh viện đều áp dụng “5S”. 

Bác sĩ Đặng Văn Hòa, Trưởng Phòng Quản lý chất lượng của Bệnh viện cho biết: “5S” giúp đội ngũ lãnh đạo, y, bác sĩ và nhân viên Bệnh viện đều có ý thức giữ vệ sinh nơi làm việc. Thông qua “5S” tạo cơ hội để cán bộ phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”.

Nêu cao vai trò người đứng đầu

Tại Bắc Giang, việc thực hành “5S” trong các cơ sở y tế được triển khai từ năm 2015 tại 5 đơn vị do Dự án Norred hỗ trợ, gồm Trung tâm Y tế huyện: Hiệp Hòa, Yên Dũng, Tân Yên, Bệnh viện Đa khoa và Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh. Nhận thấy hiệu quả, đầu năm 2019, Sở Y tế đã chỉ đạo nhân rộng mô hình đến 100% cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh.

Ông Từ Quốc Hiệu, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Sau khi áp dụng mô hình quản lý chất lượng “5S”, nhiều hạn chế trước đây được các đơn vị khắc phục; quy trình làm việc khoa học góp phần giảm tỷ lệ sai sót trong chuyên môn; tiết kiệm nguồn lực, thời gian và tăng sự hài lòng của người bệnh. 

Tuy nhiên, khi thực hiện khó khăn nhất là sự thay đổi nhận thức, tư duy của cán bộ nhân viên, trong đó có người đứng đầu đơn vị. Nếu người đứng đầu chưa nhận thức hết vai trò, tầm quan trọng của thực hành tốt “5S” và cam kết thực hiện thì sẽ rất khó thành công.

Tại Lục Ngạn, cuối tháng 5-2019, toàn bộ các trạm trưởng trạm y tế trong huyện đã ký cam kết triển khai “5S”. Trung tâm chia thành các cụm xã, hằng tháng duy trì kiểm tra chéo việc thực hành tại cơ sở, lấy đó làm căn cứ xếp loại thi đua. Còn tại Trung tâm Y tế huyện Tân Yên, hằng tuần tổ chức đánh giá nội bộ trong cuộc họp giao ban, kịp thời khắc phục những hạn chế và tiếp tục cải tiến quy trình, nâng chất lượng khám, chữa bệnh.

Vừa qua, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị phát động phong trào thi đua, tăng cường truyền thông, hướng dẫn thực hiện các nội dung “5S”. Sở sẽ thành lập đoàn kiểm tra, chấm điểm dựa theo bộ công cụ đánh giá thực hành tốt “5S”. Đồng thời yêu cầu các đơn vị thực hiện đánh giá định kỳ 3 tháng một lần và báo cáo kết quả về Sở. Mục tiêu phấn đấu 100% các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thực hiện thường xuyên và liên tục “5S”.

Thủ tướng khen bác sĩ dùng bia giải độc rượu cho bệnh nhân
Bác sĩ Lê Văn Lâm, Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị, được Thủ tướng tặng Bằng khen bởi sáng kiến dùng 5 lít bia giải độc rượu cho bệnh nhân.
Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Hương: Ung thư đường tiêu hóa là nhiều nhất, phải kiểm soát
(BGĐT) - Ung thư đường tiêu hóa là bệnh có người mắc chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại bệnh ung thư. Thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm ở tỉnh Bắc Giang phát hiện 4 nghìn trường hợp mới mắc ung thư, trong đó một nửa liên quan đến loại ung thư này. Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang lý giải nguyên nhân cũng như cách phòng, điều trị.
Cách bác sĩ sử dụng chất phóng xạ để chẩn đoán ung thư
FDG, đồng vị phóng xạ của glucose, là chất đánh dấu phổ biến thường được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán ung thư và tình trạng di căn.
Mở phòng khám "chui" bác sĩ bị phạt 60 triệu đồng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với ông Trần Văn Lụi, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Vân Canh (Bình Định) số tiền 60 triệu đồng, do cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại nhà riêng mà không có giấy phép hoạt động. 
Bác sĩ trạm y tế hồi sức cứu sống bé gái bị đuối nước
Cháu bé 2 tuổi được người nhà phát hiện nổi dưới áo, được đưa đến Trạm Y tế xã Nam Triều, Hà Nội, trong tình trạng tim ngừng đập.
Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai xin lỗi người dân, đồng nghiệp vì phát ngôn gây hiểu lầm tại chùa Ba Vàng
Cầu khấn không thể chữa được bệnh, người dân khi có bệnh phải đến bệnh viện để được chữa trị. Đây là khẳng định của Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Thông, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Bạch Mai chiều 25-3, tại cuộc họp báo thông tin về vụ việc bác sĩ Nguyễn Hồng Phong (Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) có phát ngôn trong buổi thuyết pháp tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) tối 21-3.
Bệnh viện Bạch Mai lên tiếng vụ bác sĩ "liên quan" đến chùa Ba Vàng
Bệnh viện Bạch Mai xác nhận bác sĩ xuất hiện trong cuộc "pháp thoại" tại chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) tối 21-3 là N.H.P - bác sĩ Khoa nhi của bệnh viện này. Tuy nhiên, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, nội dung bác sĩ P phát biểu hoàn toàn với tư cách cá nhân.
Tạm đình chỉ công tác một bác sĩ “vòi” tiền bệnh nhân
Tối 18-3, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP Hồ Chí Minh cho biết, Hội đồng kỷ luật của Trường đã tạm đình chỉ công tác của một giảng viên trong trường do có hành vi “vòi” tiền bệnh nhân khi thực hành điều trị theo hợp đồng tại Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP Hồ Chí Minh.

Hoài Thu 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...