Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Người Việt ăn mặn gấp đôi khuyến nghị của WHO

Cập nhật: 09:21 ngày 17/06/2019
Trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ 9,4 g muối mỗi ngày, gấp hai lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

Ăn quá 5 g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp, Phó Giáo sư Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch hội Tim mạch học Việt Nam, cho biết tại hội nghị y khoa Việt - Pháp ngày 15-6 ở Hà Nội.

{keywords}

Thói quen ướp thức ăn của người Việt làm tăng lượng muối tiêu thụ trong khẩu phần hàng ngày. 

Muối (NaCl), được cấu thành từ hai nguyên tố hóa học là Natri và Chlorua. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một thìa 5 g muối chứa khoảng 2.000 mg natri, tương đương với lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành. Trẻ nhỏ dưới một tuổi, lượng muối được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo dưới 1,5 g và trẻ sơ sinh ăn dưới 0,3 g muối.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, lượng natri có hai nguồn gốc: từ tự nhiên có trong thực phẩm và chủ yếu từ việc bổ sung thêm muối cùng các gia vị mặn khi chế biến, chấm thức ăn. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại nước ta chủ yếu là từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn. 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn, trong thực phẩm tự nhiên chỉ chiếm 7%. Bột canh và nước mắm là nguồn chính cung cấp muối hàng ngày, cùng với mì chính và muối tinh.

Theo ông Hùng, ăn nhiều muối làm tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và các trường hợp tử vong do bệnh tim mạch. Ở nước ta hiện nay cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp tử vong thì có một do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tai biến mạch máu não.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận Việt Nam phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép: bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm (NCDs). Trong đó, bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. "Đây là một thách thức lớn cho ngành y tế Việt Nam", Bộ trưởng Tiến nói.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị tăng huyết áp chưa được chẩn đoán gần 57%, đái tháo đường 70%, hơn 86% người bị tăng huyết áp chưa được quản lý bệnh. Bộ trưởng cho biết để phòng chống và hạn chế các bệnh không lây nhiễm, tim mạch, tiểu đường, Chính phủ phát động "Chương trình Sức khỏe Việt Nam" với 11 giải pháp, trong đó có dinh dưỡng hợp lý. Người dân cần giảm một nửa lượng muối ăn vào hàng ngày để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm.

Ăn mặn tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Bác sĩ Vũ Trường Khanh: "Vi khuẩn HP, thói quen sinh hoạt và khẩu phần ăn nhiều muối là nguy cơ gây nên ung thư dạ dày”.
4 tác hại chết người của việc ăn mặn
Cơ thể bạn có thể ngừng hoạt động dẫn đến tử vong nếu như ăn mặn đến mức mỗi một gam muối tỉ lệ với một kilogam trọng lượng cơ thể. Bạn hãy thận trọng nếu đang có chế độ ăn quá nhiều muối thường xuyên. 
"Ăn mặn, khát nước"
(BGĐT) - Chúng ta đang trải qua một mùa hè khắc nghiệt. Nắng nóng kéo dài liên tục nhiều ngày khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn, sản xuất gặp khó khăn. Nhiều người tiêu dùng cho biết rất ngại đi chợ do nắng nóng, trong khi đó chi phí tiêu dùng lại quá tốn kém cho các biện pháp giải nhiệt. 
 
Ăn chay và ăn mặn: Cách nào tốt cho sức khỏe?
Có nhiều ý kiến gây tranh cãi cho rằng, việc ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (ăn chay) sẽ có lợi hơn ăn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (ăn mặn). Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy, có lợi hay có hại cho sức khỏe xuất phát từ thói quen, cách ăn uống của con người.

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...