Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 23 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ngày Gia đình Việt Nam 28/6: Gìn giữ và phát huy văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình

Cập nhật: 08:15 ngày 27/06/2020
“Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình” tiếp tục được chọn là chủ đề Ngày đình Việt Nam năm 2020.

Tôn vinh gia đình Việt Nam

Từ nhiều năm nay, gia đình ông Phạm Văn Lượng - bà Bùi Thị Kiên (Hai Bà Trưng, Hà Nội) duy trì nền nếp chào đón Ngày Gia đình Việt Nam bằng bữa cơm gia đình sum họp, đông đủ con cháu các thế hệ. Các con cháu bận đi học, đi làm từ sớm, ông bà đã nghỉ hưu nên cũng không khiến con cháu phải "động tay" nấu nướng. 

{keywords}

Gìn giữ và phát huy văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình.

Bà vốn khéo tay hay làm, nấu ăn giỏi, nên cứ đến ngày Gia đình Việt Nam, từ sáng sớm, bà đã đi chợ, chọn đồ ăn ngon nhất, chuẩn bị sẵn sàng cho bữa tối sum họp bên con cháu. Thật mừng là các con trai, gái, dâu, rể và các cháu cũng rất thích về sum vầy bên ông bà đón Ngày Gia đình.

Không chỉ riêng gia đình ông Phạm Văn Lượng, nhiều gia đình khác ở khắp đất nước cũng có những cách thức làm riêng để kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam hàng năm, phổ biến nhất là tổ chức bữa cơm gia đình.

Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Gia đình) Trần Tuyết Ánh cho biết: Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 có từ năm 2001 với nhiều hoạt động nhằm đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình trên khắp mọi miền quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Từ năm 2014, Ngày Gia đình Việt Nam nhấn mạnh chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” nhằm khuyến khích các gia đình Việt Nam tổ chức bữa cơm đoàn viên, sum họp.

Bắt đầu từ năm 2019, Ngày Gia đình Việt Nam có chủ đề “Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình”. Năm 2020, Ngày Gia đình Việt Nam vẫn giữ chủ đề như năm trước. 

Năm 2020, chủ đề này vẫn được duy trì và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm lan tỏa tình yêu thương, sẻ chia, nhân lên giá trị của gia đình Việt Nam trong dịp này. 

Đó là các hoạt động tôn vinh gia đình tiêu biểu, nhất là gia đình trẻ, gia đình có người cao tuổi, gia đình khuyết tật; hội thi về văn hóa ứng xử trong gia đình, tiêu chí ứng xử trong gia đình. Đặc biệt, trong Ngày Gia đình Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn tiếp tục vận động, khuyến khích các gia đình Việt Nam tổ chức “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”…

Ông bà, cha mẹ nêu gương ứng xử

Vốn là người Hà Nội gốc, bà Trần Thị Minh Quế (Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn coi trọng việc ứng xử trong gia đình và với xã hội. Thế nên, bà đã rất chú ý việc giáo dục con cháu theo nền nếp gia đình ngay từ nhỏ. Với con cháu trong nhà, không kể trai hay gái bà đều lưu tâm uốn nắn từ lời ăn tiếng nói, cách thưa gửi, nấu nướng…

Vụ trưởng Vụ Gia đình Trần Tuyết Ánh khẳng định: Trước hết, mỗi thành viên trong gia đình, đặc biệt là ông, bà, cha, mẹ cần phải là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống cho con cháu noi theo. Trẻ em sẽ học tập, thậm chí "sao chép" hành vi ở người lớn rất nhanh, đầu tiên là từ ông bà, cha mẹ trong gia đình. Thế nên sẽ rất khó giáo dục trẻ em khi người lớn có ứng xử chưa đúng mực.

Bên cạnh việc rèn luyện cùng con trẻ, ông bà, cha mẹ cần có quan tâm, dành thời gian gần gũi con, cháu chia sẻ tình cảm, nhất là với con, cháu đang ở tuổi mới lớn. Một gia đình có sự yêu thương, chia sẻ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển hạnh phúc của mỗi thành viên...

Cũng chính vì coi trọng nền tảng giáo dục, nhất là ứng xử phải xuất phát trước tiên từ mỗi gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Gia đình đã xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (Quyết định số 4843/QĐ-BVHTTDL ngày 8/12/2017) nhằm góp phần xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 

Qua đó, góp phần củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội; nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội.

Tuyên dương 22 gia đình trẻ tiêu biểu năm 2020
Tối 20/6, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức tuyên dương "Gia đình trẻ tiêu biểu" năm 2020.
Giúp đỡ gia đình khó khăn bị đổ nhà do giông lốc
(BGĐT)- Gia cảnh đã khó khăn, giờ giông lốc lại làm đổ nhà, cuộc sống của gia đình ông Nguyến Tất Đặt (SN 1947) ở thôn Tân Trung, xã Ngọc Châu (Tân Yên) hiện vô cùng khó khăn. 
Trao nhà tình nghĩa cho gia đình nạn nhân chất độc da cam
(BGĐT) -Ngày 12/5, Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin Việt Nam phối hợp với Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh Bắc Giang tổ chức trao 50 triệu đồng hỗ trợ gia đình nạn nhân CĐDC/dioxin Thân Thị Nhỡ, thôn Phúc Hạ, xã Song Mai, TP Bắc Giang xây dựng nhà ở.
5 sai lầm trong sử dụng máy lọc nước gia đình
Máy lọc nước gia đình là một chọn lựa thiết yếu của nhiều người dân. Tuy nhiên, sử dụng máy lọc nước đúng cách thì không phải ai cũng biết. Sử dụng máy lọc nước gia đình sai cách có thể làm giảm hiệu quả lọc, kể cả khi bạn sử dụng thiết bị đắt tiền. Dưới đây là những sai lầm mà bạn cần phải lưu ý.
Kỳ nghỉ lễ 30/4, mùng 1/5, nhiều người sum họp bên gia đình
(BGĐT) - Du lịch “tại gia” hoặc về quê sum họp gia đình là cách nhiều người dân Bắc Giang lựa chọn dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên bên cạnh những hình thức vui chơi, nghỉ ngơi an toàn, lành mạnh vẫn còn hiện tượng mải vui mà chủ quan, lơ là phòng dịch.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...