Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phòng, chống dịch Covid-19
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Việt Nam đặt mua vaccine Covid-19 của ba nước

Cập nhật: 20:04 ngày 21/09/2020
Bộ Y tế đặt mua vaccine Covid-19 của Nga, Anh, Mỹ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn ngày 21/9 cho biết thông tin này, đồng thời khẳng định đang nỗ lực phối hợp với các nhà cung cấp vaccine trên thế giới để mua và sản xuất vaccine Covid-19. Việc cung cấp vaccine phụ thuộc vào tiến độ thực hiện các thử nghiệm lâm sàng của nhà sản xuất.

Hiện chưa rõ số lượng liều vaccine Việt Nam đăng ký mua từ nước ngoài.

{keywords}

Chuột thí nghiệm tiêm thử dự tuyển vaccine Covid-19 của Việt Nam tại Vabiotech. 

Việt Nam có bốn đơn vị đang nghiên cứu vaccine Covid-19 gồm Vabiotech, Polyvac, Ivac, Nanogen. Ông Thuấn đánh giá các đơn vị này đang có "triển vọng rất tích cực". Quy trình thử nghiệm vaccine ở Việt Nam trước khi đưa vào sử dụng phải tuân thủ những quy định chặt chẽ và đòi hỏi thời gian. Dự kiến cuối năm 2021 ra mắt sản phẩm.

"Bộ Y tế sẽ nỗ lực để có được vaccine phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian sớm nhất", Thứ trưởng Thuấn nói.

Bộ Y tế đánh giá sản xuất vaccine đang là ưu tiên của tất cả quốc gia, với hy vọng có thể ngăn chặn, khống chế Covid-19 và đưa cuộc sống trở về bình thường. Nếu không có vaccine thì khó có thể cuộc sống bình thường như trước đây. Đây là thách thức lớn với toàn cầu.

30 quốc gia tham gia cuộc đua nghiên cứu sản xuất vaccine Covid-19, trong đó có Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc. Ít nhất 4 loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.

Vaccine của Anh được phát triển bởi hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford, tên gọi ChAdOx1. Trong thử nghiệm giai đoạn 1 và 2, nhà sản xuất không ghi nhận bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Hồi tháng 8, Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận với AstraZeneca, đặt trước 400 triệu liều nếu vaccine hiệu quả. Nhóm phát triển cho biết tổng năng lực sản xuất là 2 tỷ liều.

Vaccine của Nga là Sputnik V, do Viện nghiên cứu Gamaleya, trực thuộc Bộ Y tế Nga điều chế. Hồi tháng 8, Tổng thống Vladimir V. Putin phê duyệt khẩn cấp đối với sản phẩm, trước khi tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3. Đầu tháng 9, các nhà khoa học đã công bố dữ liệu của đợt tiêm chủng diện rộng, cho thấy vaccine an toàn tạo phản ứng miễn dịch.

Hai loại vaccine từ Anh và Nga đều được điều chế dựa trên công nghệ vector virus. Các nhà khoa học sử dụng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.

Vaccine của Mỹ được sản xuất bởi hãng dược Pfizer, công ty Fosun Pharma và BioNTech. Các chuyên gia đã điều chế sản phẩm bằng công nghệ di truyền. Đây là cách làm mới, dựa trên RNA thông tin (vật chất di truyền). Vaccine sử dụng chính tế bào người. Các RNA có vai trò "hướng dẫn" cơ thể tạo ra protein giống với virus. Nếu hiệu quả, vaccine kích hoạt hệ miễn dịch sinh kháng thể. Trong báo cáo mới nhất, hãng cho biết các tình nguyện viên không gặp tác dụng phụ đáng kể. Người đứng đầu các đơn vị phát triển khẳng định rằng họ sẽ không lược bỏ bất cứ giai đoạn nào trong việc theo dõi nhanh sự phát triển của vaccine.

Tổng cộng 947 bệnh nhân Covid-19 đã được công bố khỏi bệnh
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 21/9 Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Đây là ngày thứ 19 liên tiếp nước ta không có ca mới trong cộng đồng và vẫn giữ nguyên con số 1.068 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 691 ca mắc do lây nhiễm trong nước (551 ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay).
Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời giám sát người nhập cảnh vào Việt Nam
Bộ Y tế vừa có công văn số 4995/BYT-DP gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn tạm thời giám sát người nhập cảnh vào Việt Nam.

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...