Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc: Giải pháp an toàn cho bếp ăn tập thể

Cập nhật: 14:25 ngày 27/03/2019
(BGĐT) - Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp và thông tin hàng loạt trẻ em ở Bắc Ninh bị nhiễm ấu trùng sán khiến dư luận thêm lo lắng về an toàn thực phẩm (ATTP), nhất là tại các bếp ăn tập thể trong doanh nghiệp (DN), trường học. Bên cạnh việc siết chặt quản lý nguồn gốc thực phẩm, bảo đảm sức khỏe nhân dân thì công tác tuyên truyền cũng cần được quan tâm để hạn chế tối đa những tổn thất cho người chăn nuôi.

Không tẩy chay thịt lợn
Theo Ban quản lý các KCN tỉnh, tại các khu công nghiệp hiện nay có 67 DN tự tổ chức bếp ăn hoặc thuê nhà thầu tổ chức bếp ăn tại DN, mỗi ngày cũng cấp 154,1 nghìn suất ăn cho hơn 74,7 nghìn lượt công nhân; 119 DN đặt mua 27,5 nghìn suất ăn cho 17,5 nghìn lao động mỗi ngày. 56 DN còn lại phát tiền cho công nhân lo bữa ăn tự túc.

{keywords}
Nhân viên bếp ăn Công ty TNHH Nichirin Việt Nam (KCN Quang Châu) chuẩn bị bữa ăn ca cho người lao động.

Công ty TNHH New Wing Interconnect Technology Bắc Giang (KCN Vân Trung), thuộc Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải có khoảng 12 nghìn công nhân đang làm việc. Mỗi ngày, hơn 7 nghìn người ăn tại DN. Ông Hoàng Văn Thao, Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết: Đơn vị hợp đồng với một DN bao trọn gói các khâu từ mua nguyên liệu đến chế biến, cung cấp 3 bữa (sáng, trưa, tối) cho công nhân. 

{keywords}

Bếp ăn tập thể tại Công ty TNHH BMT (KCN Đình Trám) sử dụng các dụng cụ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trước đây, thịt lợn là nguồn thực phẩm chính trong thực đơn ăn hằng tuần của công nhân. Khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, lãnh đạo DN rất lo lắng. “Dù không tẩy chay nhưng để ổn định tâm lý của hầu hết công nhân, thời gian này, chúng tôi hạn chế việc sử dụng thịt lợn để chế biến các món trong mỗi suất ăn ca. Thay vào đó là cá, trứng, thịt gà, thịt bò…”. Không chỉ thịt lợn mà các thực phẩm khác cũng được kiểm soát chặt chẽ. Ban giám sát an toàn thực phẩm do công đoàn cơ sở thành lập với 10 thành viên thường xuyên giám sát việc tổ chức bếp ăn. Cùng với giải pháp trên, để công nhân yên tâm sử dụng các suất ăn ca, duy trì hoạt động sản xuất bình thường tại DN, các tổ công đoàn tăng cường tuyên truyền giúp họ hiểu đúng về bệnh tả lợn châu Phi không lây sang người và những sản phẩm thịt lợn đã qua kiểm dịch của cơ quan chức năng, có xuất xứ thì vẫn sử dụng bình thường. 

{keywords}

Bữa ăn bán trú của trẻ ở Trường Mầm non New World Trần Luận (TP Bắc Giang).

Còn tại một số bếp ăn tập thể tại các trường học, chủ yếu ở bậc mầm non, tiểu học, qua tìm hiểu, nhiều nơi vẫn sử dụng thịt lợn rõ nguồn gốc để chế biến suất ăn cho học sinh. Đơn cử như ở Trường Mầm non Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang) hiện có tỷ lệ học sinh ăn bán trú hằng ngày đạt 100% với hơn 800 học sinh. Bà Hoàng Thị Ngân, Hiệu trưởng cho hay, quan điểm của nhà trường là không tẩy chay thịt lợn. Bởi từ nhiều năm nay, trường ký hợp đồng với một cơ sở cung cấp thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận đạt vệ sinh ATTP của các cơ quan chức năng. “Thời điểm này, trường xem xét lại thực đơn, hạn chế thịt lợn (từ 4 bữa/tuần xuống còn 2 bữa/tuần) chứ không cắt hoàn toàn vì nếu loại bỏ hẳn thịt lợn suốt thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ”, bà Ngân nói. 

{keywords}

Bữa phụ của trẻ tại Trường Mầm non Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang).

Tăng cường tuyên truyền, giám sát

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, để bảo đảm ATTP, hạn chế tối đa nguy cơ ngộ độc, trước hết, cơ quan quản lý nhà nước cần siết chặt hơn nữa công tác kiểm soát nguồn gốc thực phẩm. Trao đổi về  này, ông Trương Quang Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng cho biết: “Ngay khi có chỉ đạo của UBND tỉnh và nắm tình hình tại địa phương, huyện đã yêu cầu 100% trường học, DN có bếp ăn tập thể ký cam kết bảo đảm ATTP, kiểm tra nguồn gốc thực phẩm. Nếu đơn vị nào để xảy ra ngộ độc hoặc phát hiện dấu hiệu mất vệ sinh ATTP qua kiểm tra đột xuất thì sẽ kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu”. 

{keywords}

Sử dụng tủ sấy bát đĩa, dụng cụ chế biến thực phẩm tại Trường Mầm non Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang).

Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 850 bếp ăn tập thể, chủ yếu tại DN, trường học. Bên cạnh những nơi vẫn tiếp nhận thịt lợn để chế biến suất ăn thì một số doanh nghiệp, trường học do người đứng đầu và bản thân người dân nhận thức chưa đầy đủ về dịch bệnh đã “quay lưng” với thực phẩm này, gây thiệt hại lớn cho đơn vị cung cấp và người chăn nuôi. Ông Lưu Văn Nhiệm, Giám đốc Hợp tác xã thịt lợn sạch Tín Nhiệm, xã Đồng Sơn (TP Bắc Giang) cho biết, tình hình bệnh dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Vừa qua đã có 2/14 trường học từ chối nhập thịt lợn để thay thực phẩm khác. 
{keywords}

Bếp ăn tập thể tại Công ty TNHH May Bình Nguyên (Việt Yên).

Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Dương, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây sang người; hơn nữa, virus gây bệnh chết ở nhiệt độ 70 độ C. Ông Dương khuyến cáo người dân mua thịt lợn rõ nguồn gốc, thực hiện đầy đủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”. Nhiều ý kiến cho rằng, giải pháp hiệu quả nhằm bảo đảm ATTP tại thời điểm có dịch bệnh chính là tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức của cán bộ quản lý, nhà sản xuất, người tiêu dùng; không kinh doanh, buôn bán, sản xuất và sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; bảo đảm đầy đủ điều kiện từ khâu lưu thông đến chế biến, nhất là tại bếp ăn tập thể. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ chế giám sát hợp lý, chặt chẽ của các ngành liên quan sẽ kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm, bảo đảm ATTP trong bếp ăn tập thể.

{keywords}

Bữa ăn ca của công nhân Công ty TNHH Mplus Hà Nội (Tân Yên).

Ông Ngô Biên Cương, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết: Đơn vị đã có công văn hướng dẫn công đoàn cấp dưới phối hợp với DN bám sát thông tin về tình hình dịch bệnh để có kế hoạch tổ chức bữa ăn cho công nhân hợp vệ sinh và bảo đảm chất lượng. Chỉ đạo 17 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cử cán bộ xuống giám sát các bếp ăn, nhất là những nơi có đông công nhân; tuyên truyền để DN quan tâm cải thiện khu vực chế biến, đầu tư thiết bị bảo đảm ATTP, nhất là lựa chọn đơn vị cam kết cung cấp thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe người lao động. 
{keywords}

Trường Mầm non Xuân Phú (Yên Dũng) trồng rau xanh cung cấp cho bếp ăn bán trú.

Với bếp ăn trường học, mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường thực hiện nghiêm việc quản lý, giám sát để bảo đảm sử dụng nguồn thực phẩm an toàn. Cùng đó, đề nghị các trường, nhất là ở vùng nông thôn tận dụng quỹ đất trống trồng rau sạch cho bếp ăn bán trú. Nhân viên bếp ăn thực hiện nghiêm quy trình tiếp nhận, chế biến, bảo quản thực phẩm. Thành viên các Ban ATVSTP, Ban đại diện cha mẹ học sinh tăng cường kiểm tra, giám sát chéo không để thực phẩm bẩn vào bếp ăn trường học. 

Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi vùng giáp ranh: Nơi sát sao, chỗ lơ là
(BGĐT) - Bắc Giang "kẹt" giữa 6 tỉnh, TP có bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) là: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương và TP Hà Nội. Trước nguy cơ cao có thể bị bệnh dịch xâm nhiễm, bên cạnh nhiều địa phương trong tỉnh thuộc địa bàn giáp ranh với vùng dịch đang tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch thì vẫn có nơi còn xao nhãng, lơ là.  
 
Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 302/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT là Trưởng ban.
 
Kiểm tra công tác vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể nhà trường
(BGĐT)- Ngày 19-3, Đoàn kiểm tra liên ngành của TP Bắc Giang đã kiểm tra công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (VSTP), đặc biệt là việc nhập thực phẩm thịt lợn tại bếp ăn tập thể ở  Trường Tiểu học Dĩnh Kế và Trường Tiểu học Lê Lợi.
 

Tường Vi - Hải Vân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...