Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 27 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chào mừng Đại hội Thi đua tỉnh Bắc Giang lần thứ V
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kinh nghiệm tổ chức các phong trào thi đua lao động sáng tạo

(BGĐT) - Về dự Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Bắc Giang lần thứ V giai đoạn 2020-2025, một số đại biểu đại diện cho tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến đã chia sẻ bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước. Báo Bắc Giang trích đăng các ý kiến phát biểu. 

Đồng chí Trần Quang Tấn - Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang:

Thi đua thúc đẩy phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư

Giai đoạn 2015-2020, cùng với các phong trào thi đua của tỉnh, ngành Công Thương tập trung cao vào các phong trào thi đua tham mưu phát triển công nghiệp nhằm khai thác và phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của tỉnh với phương châm lấy sự phát triển của doanh nghiệp làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh Bắc Giang đã và đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, đối tác tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ những kết quả đạt được cho thấy:

Thứ nhất: Các phong trào thi đua góp phần tạo nên sự đoàn kết, quyết tâm, tư tưởng đổi mới, sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo các cấp trong chỉ đạo phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Cùng với việc đẩy mạnh xúc tiến, thu hút các nhà đầu tư mới, tỉnh luôn quán triệt và xác định rõ tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính, chú trọng hỗ trợ, tạo điều kiện để các nhà đầu tư hiện có phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là bài học từ thực tiễn phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư; từ đó, phong trào thi đua cần tiếp tục tập trung làm tốt hơn lĩnh vực này trong thời gian tới.

{keywords}

Đồng chí Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương.

Thứ hai: Phong trào thi đua yêu nước chỉ thực sự có hiệu quả khi các cấp uỷ Đảng, chính quyền tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể nhân dân trong mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị. Không ngừng nâng cao nhận thức cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng. 

Từ đó xây dựng chương trình thi đua và biện pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua phù hợp; phát động những phong trào thi đua theo chuyên đề, nội dung tập trung vào những việc trọng tâm, cấp bách, cần thiết, kể cả những việc đã làm nhưng hiệu quả còn thấp; vận dụng nhiều hình thức thi đua phong phú, đa dạng, linh hoạt và sáng tạo. 

Đặc biệt, lãnh đạo đơn vị thật sự quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng, trong chỉ đạo phong trào thi đua cần kiểm tra, đôn đốc; tạo được khí thế thi đua sôi nổi và có biện pháp tổ chức thực hiện, với nội dung, chỉ tiêu thi đua cụ thể; đi cùng với động viên, khuyến khích và cổ vũ mọi thành viên phấn đấu thực sự tạo thành phong trào của quần chúng; gắn với  việc tuyên truyền, cổ vũ nhân rộng các điển hình tiên tiến. 

Đồng chí Mai Sơn, Bí thư Thành ủy Bắc Giang: 

Hướng phong trào thi đua về cơ sở

Trước hết, cả hệ thống chính trị và mỗi người dân cần xác định thi đua là việc làm thiết thực, gắn với công việc hằng ngày của mỗi người. Mỗi người cố gắng làm tốt và làm tốt hơn công việc của mình vì lợi ích của bản thân, của cộng đồng và của đất nước. Công tác thi đua khen thưởng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp ủy gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Phong trào thi đua cần tập trung về cơ sở và được tổ chức, phát động với những hình thức phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí, chỉ tiêu thi đua cụ thể. Coi việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến phải là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm trong việc tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua.

Các cơ quan, đơn vị có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, xây dựng các mô hình mới, nhân tố mới, các điển hình tiêu biểu, xuất sắc toàn diện để nêu gương học tập. Việc phát động các phong trào thi đua chuyên đề tạo động lực để huy động, tập trung công sức, trí tuệ của mỗi cá nhân, từng cơ quan, đơn vị giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhất trong từng giai đoạn. Đặc biệt, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cần được đẩy mạnh, làm nền tảng và tạo động lực để đưa các phong trào thi đua lên một tầm vóc mới. 

{keywords}

Đồng chí Mai Sơn, Bí thư Thành ủy Bắc Giang.

Tất cả các cấp, các ngành cần chú trọng thực hiện công tác khen thưởng một cách thường xuyên, khắc phục tình trạng chỉ một số ít ngành, địa phương có nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong khi những ngành, địa phương khác cũng có nhiều gương tốt, xứng đáng nhưng vì không chú ý làm công tác thi đua nên không đủ điều kiện khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng. Bên cạnh đó, cũng cần khắc phục hiện trạng khen thưởng theo kiểu “khen từ trên xuống” và “có đề nghị mới khen”.

Lãnh đạo và đội ngũ làm công tác thi đua - khen thưởng cần chú ý phát hiện và chủ động hướng dẫn, trợ giúp, thậm chí chủ động làm thủ tục khen thưởng đối với những điển hình xứng đáng, nhất là những tấm gương những người lao động, những người không có chức vụ. Trong thực tế, có rất nhiều tấm gương chỉ tâm niệm làm việc tốt mà không nhằm để được biểu dương, khen thưởng, dù thành tích rất xứng đáng.

Nhà giáo Lê Thị Thúy Hồng, Trường THPT Lạng Giang số 1:

Đổi mới, sáng tạo trong mỗi giờ học, phát huy năng lực của học sinh

Thực tế hiện nay nhiều học sinh ở nông thôn chưa có điều kiện tốt để học tiếng Anh. Nhiều em có suy nghĩ học để thi mà chưa nhận thấy lợi ích thiết thực của ngoại ngữ sẽ phục vụ đắc lực khi giao tiếp ở trong môi trường kinh tế - xã hội đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hội nhập và phát triển. 

Trước thực tế đó, tôi cùng với tổ chuyên môn thường xuyên nghiên cứu tài liệu, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp, tạo động lực giúp các em yêu thích và học tốt môn học này. Bản thân tôi luôn luôn tự học để không chỉ chuẩn kiến thức mà còn có kỹ năng tốt, phương pháp giảng dạy hay, hấp dẫn các em. 

{keywords}

Đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho nhà giáo Lê Thị Thúy Hồng.

Trước mỗi giờ học, tôi thường chuẩn bị kỹ giáo án, sưu tầm để giới thiệu đến các em những dạng bài tập hay, thường gặp, phù hợp với năng lực học sinh. Cùng đó, tạo không khí cởi mở, thân thiện, gần gũi để các em không ngại nói lên suy nghĩ, hiểu biết của mình với giáo viên; từ đó kịp thời phát hiện những thiếu sót, hạn chế để cô và trò cùng khắc phục. 

Hiện nay, các lớp do tôi giảng dạy tại Trường THPT Lạng Giang số 1 thường xuyên triển khai phương pháp dạy tích hợp liên môn, hoạt động nhóm giúp học sinh có cơ hội thực hành nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh ngay trên lớp. Theo cách này, không khí giờ học luôn sôi nổi; học sinh khá, giỏi được phân công giúp học sinh trung bình, yếu; giáo viên có nhiều thời gian hơn để giao tiếp với học sinh.

Trong vai trò chủ nhiệm lớp, tôi luôn gương mẫu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có lối sống lành mạnh, trong sáng. Bản thân luôn ý thức tự nêu gương trong mối quan hệ với đồng nghiệp, với học sinh và phụ huynh; tăng cường trao đổi, phối hợp để có biện pháp quản lý, giáo dục, khích lệ các em. Tôi cũng quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng và khả năng của từng học sinh trong lớp, từ đó giúp các em tự tin, phát huy năng lực của mình, vươn lên học tập tốt.

Chị Nguyễn Thị Lập, Quản lý sản xuất, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH HAEM Vina
Chăm lo đời sống, khơi dậy tinh thần say mê lao động 

Công ty TNHH Haem Vina thành lập năm 2012 với 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, chuyên lắp ráp linh kiện điện tử, trụ sở tại địa bàn Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng. Cũng trong năm 2012, Công ty thành lập tổ chức công đoàn cơ sở. Để phát huy tốt chức năng chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đoàn viên, tôi cùng Ban Chấp hành công đoàn đã phát động các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc công ty, đảm việc nhà”; xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động theo từng tháng, quý trong năm. 

Nội dung của các đợt thi đua được chuyển tải tới 100% người lao động, thu hút đông đảo công nhân lao động hưởng ứng, tạo sức lan tỏa đến từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất của Công ty.

{keywords}

Chị Nguyễn Thị Lập, Quản lý sản xuất, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH HAEM vina.

Kết quả của các phong trào thi đua được đánh giá bằng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; đời sống, vật chất, tinh thần của người lao động được chăm lo thường xuyên. Hằng năm, tại Công ty áp dụng đầy đủ chính sách về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm cho người lao động; quan tâm đến lao động nữ. 

Nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực được công đoàn cấp trên đánh giá cao như: Hỗ trợ công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, tọa đàm tìm hiểu kiến thức pháp luật; tổ chức tham quan du lịch cho cán bộ công nhân viên; các giải thi đấu thể thao, giao lưu văn nghệ. 

Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đó, từ khi thành lập đến nay, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không ngừng phát triển, người lao động nâng cao ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản phẩm. Hiện tại, hơn 1 nghìn công nhân có việc làm, thu nhập hơn 7 triệu đồng/người/tháng.

Kinh nghiệm để phát huy vai trò tổ chức công đoàn, các phong trào thi đua trong doanh nghiệp đạt kết quả cao theo tôi trước hết cán bộ công đoàn phải là những người luôn lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người lao động; nhiệt tình, năng động trong công việc; tích cực tham mưu, đề xuất với chủ doanh nghiệp có giải pháp chăm lo đời sống, khen thưởng động viên kịp thời, khích lệ cách làm sáng tạo của người lao động. 

Quá trình triển khai cần chú ý đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người hiểu rõ mục đích hướng tới của phong trào thi đua là nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời bảo đảm giải quyết việc làm thường xuyên, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người lao động. 

Ban Chấp hành công đoàn cơ sở cũng cần xác định những nội dung, nhiệm vụ thi đua trọng tâm với từng giai đoạn; phù hợp với quy định của pháp luật, điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

Anh Nguyễn Văn Tiến, Bí thư Đoàn phường Xương Giang (TP Bắc Giang):

Khơi dậy tinh thần vượt khó của thanh niên
Thực tế hiện nay các mô hình kinh tế do thanh niên trên địa bàn làm chủ khá đa dạng ở các lĩnh vực như: Cơ khí, mộc dân dụng, nông nghiệp, dịch vụ, sửa chữa ô tô, xe máy; độ tuổi bình quân của các chủ mô hình còn khá trẻ (từ 25-35 tuổi), mỗi cơ sở tạo được từ 2-4 việc làm cho thanh niên, nhiều mô hình kinh tế của thanh niên đã bước đầu thu được hiệu quả. 

Qua rà soát, tôi đã chủ động kết nối và thành lập “CLB Thanh niên khởi nghiệp Xương Giang” với 14 thành viên nhằm tạo môi trường sinh hoạt chung, có cơ hội được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công việc kinh doanh, đồng thời qua đó hỗ trợ, tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn. Nhờ vậy công tác tập hợp, thu hút thanh niên trên địa bàn và triển khai các phong trào cũng thuận lợi hơn. 

Với vai trò là Bí thư Đoàn phường, bên cạnh việc triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác đoàn tại địa phương, tôi mạnh dạn hưởng ứng phong trào “Thanh niên Bắc Giang lập thân, lập nghiệp” trên chính quê hương của mình. Hưởng ứng Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong nông nghiệp” do Tỉnh đoàn Bắc Giang tổ chức, tôi đã đăng ký đề tài “Sản xuất rau mầm sạch dựa trên các ứng dụng khoa học, công nghệ”. Đề tài được Ban tổ chức cuộc thi đã đánh giá cao về tính thực tiễn.

{keywords}

Anh Nguyễn Văn Tiến, Bí thư Đoàn phường Xương Giang (TP Bắc Giang).

Được sự ủng hộ của các cấp bộ Đoàn, sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương, tôi đã triển khai thực hiện mô hình “Sản xuất rau mầm sạch” dựa trên ý tưởng đã tham gia cuộc thi. Đến tháng 11/2017, sản phẩm “Rau mầm an toàn Xương Giang” chính thức cung cấp ra thị trường.

Hiện nay, sản phẩm rau mầm an toàn Xương Giang đã có vị trí nhất định trên thị trường trong và ngoài tỉnh, đã được nhiều người dân biết đến, góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động, doanh thu mỗi năm khoảng 500 - 800 triệu đồng.

Ngoài ra, tôi còn cung cấp dịch vụ với thương hiệu “Vườn xanh - Rau sạch” thông qua việc tư vấn, thiết kế, thi công các vườn rau sạch trên các sân thượng, ban công các gia đình tại thành phố Bắc Giang và một số vùng lân cận.

Khởi nghiệp, lập nghiệp bước đầu đều gặp những khó khăn, do vậy mỗi thanh niên cần có đủ tự tin, quyết tâm, được trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức và được sự hỗ trợ của tổ chức Đoàn và cộng đồng khởi nghiệp thì sẽ thành công và bền vững.

Lời hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025 của Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Công Thắng
(BGĐT) - Tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Bắc Giang lần thứ V diễn ra sáng nay (18/9), thay mặt Ủy ban MTTQ tỉnh và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đồng chí Trần Công Thắng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Công Thắng phát biểu hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025. Nội dung như sau: 
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: Bắc Giang cần tiếp tục phát huy sức mạnh của quần chúng trong các phong trào thi đua
(BGĐT) - Sáng 18/9, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức trọng thể Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Bắc Giang lần thứ V, giai đoạn 2020 - 2025. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã có bài phát biểu chỉ đạo Đại hội. Xin giới thiệu tới bạn đọc bài phát biểu.
Phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2020- 2025 của Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái
(BGĐT) - Sáng nay (18/9), tại TP Bắc Giang diễn ra Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Bắc Giang lần thứ V, giai đoạn 2020-2025. Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái đã phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn tỉnh giai đoạn 2020-2025. Báo Bắc Giang trân trọng giới thiệu tới bạn đọc nội dung phát động thi đua của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh.  


Nhóm PV VHXH (lược ghi)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...