Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Xây dựng Đảng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cán bộ, đảng viên ở Lục Ngạn tiên phong phát triển kinh tế: Kỳ I - Những đảng viên - "ông vua quả" thời 4.0

Cập nhật: 08:17 ngày 27/08/2019
LTS: Từ vùng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã xuất hiện nhiều tỷ phú nông nghiệp. Điều đáng nói là trong số đó có không ít cán bộ, công chức; ngoài làm việc ở cơ quan, họ còn làm chủ trang trại, chủ mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao.

Chuyện làm giàu từ cây ăn quả của cán bộ, đảng viên ở Lục Ngạn mỗi người mỗi vẻ nhưng điểm chung là những đồng tiền làm ra đều thấm đẫm mồ hôi, nước mắt. Cuối năm họ đàng hoàng kê khai tài sản, thu nhập mà chẳng phải đắn đo, suy nghĩ.

"Vua vải thiều" Trần Văn Bản

Đến Lục Ngạn, chúng tôi được thỏa sức ngắm nhìn những vườn cây ăn quả trải dài mướt mắt; những ngôi nhà mái đỏ, mái xanh viền quanh chân đồi. Nhắc đến cán bộ giỏi làm kinh tế, mấy anh ở Văn phòng Huyện ủy giới thiệu về xã Quý Sơn: “Đội ngũ chủ chốt ở đấy ông nào cũng năng động, thu nhập vài trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng mỗi năm”. 

{keywords}

Chủ tịch UBND xã Quý Sơn  Lê Thành Đồng giới thiệu sản phẩm tại Diễn đàn kết nối, tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn ở Hà Nội (6-2019). 

Bí thư Đảng ủy xã Trần Văn Bản là một minh chứng điển hình. Ở đây, người dân ví von đặt cho ông cái tên “vua vải thiều” cũng chẳng phải là quá. Trong khi nhiều nơi chặt bỏ vải để trồng cây khác thì gia đình ông vẫn dành 100% diện tích đất đồi chỉ để trồng mỗi cây đặc sản đã làm nên thương hiệu của Lục Ngạn. 

Ban đầu chỉ có 5 sào, sau mở rộng thêm 2,5ha (1.200 cây). “Có thời điểm nhiều người dân ồ ạt chặt vải để trồng cam, bưởi, nhưng gia đình tôi không những không chặt mà còn mở rộng diện tích. Phần vì vợ giáo viên, nhà neo người làm, phần vì tôi có suy nghĩ cây vải thiều đã trụ được trên đất Quý Sơn hơn 40 năm rồi, đã cho bao mùa quả ngọt, đã trở thành thương hiệu của quê hương rồi thì cớ gì lại cứ điệp khúc trồng- chặt, chặt - trồng. Vòng đời mình còn được bao lâu nữa đâu”- ông Bản ví von.

Nói về kỹ thuật canh tác vải thiều, ông Bản đứng vào hàng đầu ở xã. Chỉ cần nhìn số lượng bướm bay, ông biết vải thiều có bị sâu cuống nhiều hay không; nhìn hoa nở thế nào, ông sẽ biết chăm sóc cho đúng kỳ đậu quả. Sinh năm 1967, tốt nghiệp chính quy Đại học Kinh tế Quốc dân vào cuối năm 80 của thế kỷ trước, chàng trai đất vải Trần Văn Bản không chọn nơi đô thị mà trở về quê hương, nhận công tác tại một cơ quan của huyện. 

Thế nhưng vì lý do sức khỏe, ông đành tạm gác lại công việc, xin nghỉ để chữa bệnh. Vốn có “máu” làm kinh tế, dù chữa bệnh nhưng ông vẫn dành thời gian học hỏi kỹ thuật trồng vải. Năm 1995, khi sức khỏe bình phục, ông nhận nhiệm vụ tại xã Quý Sơn và gắn bó đến bây giờ. 

Trải qua nhiều vị trí công tác, nhìn lại 24 năm đã qua, mọi chuyển biến lớn nhỏ ở Quý Sơn ông đều là người trong cuộc. Quý Sơn không chỉ giàu về kinh tế mà còn là xã văn hóa đầu tiên của tỉnh, xã trọng điểm cây ăn quả của huyện Lục Ngạn. Kết quả đó có đóng góp không nhỏ của ông và đội ngũ cán bộ xã.

"Vua ổi" Lê Thành Đồng...

Trong hàng ngũ lãnh đạo xã Quý Sơn, Chủ tịch UBND xã Lê Thành Đồng (SN 1968) cũng được ví như ông “vua ổi”. Ông Đồng là người đầu tiên đưa cây ổi về trồng trên đất này. “Gia đình tôi trước đây cũng trồng vải thiều, năm nào được mùa cũng thu đến 30 tấn quả chứ chẳng ít đâu. Nhưng thú thực là tính tôi thích khám phá, thích những cây trồng mới nên muốn thử nghiệm xem thế nào”- ông Đồng cười vang. 

{keywords}

Vùng vải thiều Lục Ngạn được quy hoạch, tạo điều kiện cho bà con yên tâm sản xuất.

Ban đầu ông mua mấy chục cây giống ở Viện Nghiên cứu cây trồng T.Ư về trồng. Thật may, ổi bén rễ, xanh cây, ra hoa kết trái ngon ngọt. Thấy phù hợp, ông mua thêm 200 cây và dần nhân rộng lên 1,5 ha (1.700 cây). Sự "dũng cảm" của ông được đền đáp bằng nguồn thu ổn định hơn 1 tỷ đồng/năm. 

“Năm nay, mình dự kiến thu từ 1,8 - 2 tỷ đồng từ 3 ha cây ăn quả gồm ổi, cam và bưởi”- ông Đồng tự tin. Không chỉ làm giàu cho mình, ông còn truyền đạt kinh nghiệm, hướng dẫn bà con cách trồng, chăm sóc để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 100% diện tích ổi ở xã Quý Sơn hiện nay đều lấy cây giống của nhà Chủ tịch xã.

... và những "vua quả" khác

Những triệu phú, tỷ phú vườn đồi ở Quý Sơn còn có ông Vi Ngọc Văn, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã được ví như “vua nhãn”; ông Trần Văn Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã là “vua bưởi”; ông Ngô Xuân Toàn, Phó Chủ tịch HĐND xã và ông Diệp Văn Hai, Trưởng Công an xã là “vua cam”…

Cán bộ xã, huyện và những đồng tiền đẫm mồ hôi, nước mắt

Không như một số nơi khác, cán bộ làm trang trại để cho thoáng mắt, mát phổi, lấy chỗ nghỉ dưỡng… thì ở Lục Ngạn, hầu hết cán bộ xã, huyện phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”. Ngoài 8 giờ vàng ngọc ở cơ quan, họ dành phần lớn thời gian còn lại để chăm chút trang trại, khu vườn của gia đình. 

Vườn tược trở thành nguồn thu nhập lớn của rất nhiều cán bộ, công chức. Người ít trong số họ cũng kiếm được hàng trăm triệu, còn nhiều thì đến vài tỷ đồng mỗi năm. Nhờ nguồn thu nhập đó mà cán bộ xã, huyện tậu ô tô sang, tự lái đến nhiệm sở, đi công cán hội họp không phải là hiếm ở Lục Ngạn.

Ông Bùi Xuân Sinh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lục Ngạn có 8 ha cam ở thôn Đồng Quýt, xã Tân Mộc. Trong câu chuyện quanh bàn trà, ông nói vui nhưng nghe lại rất thật: Đi làm Nhà nước thì quần tây áo trắng, giày bóng thế thôi, chứ về nhà là quần đùi áo cộc quanh ra quẩn vào với vườn tược. 

Đận nào cam ra hoa, đậu quả, gặp khi trái gió trở trời còn lo lắng, hồi hộp hơn... vợ đẻ. Lý do là hôm nay nhìn vườn cam thấy đã mắt, sung sướng lắm nhưng sáng mai ra thăm có khi quả non đã rụng đầy gốc, mất tiền tỷ như chơi.

Chuyện làm vườn của cán bộ, công chức Lục Ngạn cũng có phần khác biệt. Vào vụ thu hoạch vải thiều vừa rồi, tôi gặp Bí thư Đảng ủy xã Quý Sơn Trần Văn Bản trên chiếc xe máy, phía sau là đôi sọt sắt lỉnh kỉnh, mớ dây chun, dây thừng chằng chịt. “Cũng phải tranh thủ dậy từ 3 giờ bẻ vải, chở 2 chuyến khoảng 3 tạ ra điểm cân phụ giúp vợ con. Xong xuôi mới yên tâm đến trụ sở”- ông Bản nói. 

Để có được vườn vải cho thu nửa tỷ đồng mỗi năm, ngoài giờ làm việc ở cơ quan, ông Bản còn cùng vợ con cặm cụi ngoài vườn. Cả năm trời vun xới, bón phân, tỉa cành, phun thuốc, tưới nước..., đến vụ thu hoạch, ông lại cần mẫn chẳng khác gì nông dân.

Ngày nào cũng phải có mặt ở trang trại để theo dõi sự phát triển của cây, quả, Chủ tịch xã Lê Thành Đồng nói: “Mình phải xắn tay làm trực tiếp, nếu cây, quả có mắc bệnh hay xảy ra bất thường gì, bà con hỏi còn biết mà trả lời. Làm lãnh đạo, nói giỏi mà làm không hay cũng chỉ là lý thuyết suông, vô tác dụng”. 

Đảng viên Trần Thị Thu, công chức Văn phòng UBND xã Quý Sơn cùng với người anh trai làm gần chục ha vườn đồi trồng ổi và bưởi, nói: Cứ 4 rưỡi hết giờ làm việc, em lại từ cơ quan phi xe thẳng lên đồi xem cây cối thế nào. Ngày nghỉ ở lì trên đấy. Làm vườn bận lắm, chẳng có thời gian nghỉ ngơi, nhưng mà có được thành quả, nên rất ham.

Thống kê từ Hội Nông dân huyện, trong tổng số 492 cán bộ, công chức huyện Lục Ngạn hiện tại có đến 95% cán bộ xã (305 người) và hơn nửa số cán bộ huyện (80 người) là làm kinh tế vườn đồi. Ngoài 8 giờ ở cơ quan, thời gian còn lại họ dành để cùng gia đình chăm sóc khu vườn của mình. 

Vườn tược trở thành nguồn thu nhập lớn của rất nhiều cán bộ, công chức. Người ít cũng kiếm được hàng trăm triệu, còn nhiều thì đến vài tỷ đồng mỗi năm. Nhờ nguồn thu nhập đó mà cán bộ xã, huyện tậu ô tô sang, tự lái đến nhiệm sở, đi công cán hội họp không phải là hiếm ở Lục Ngạn.

(Còn nữa)

Tuổi cao làm kinh tế giỏi
(BGĐT) - Phong trào hội viên Hội Người cao tuổi (NCT) tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên xóa đói giảm nghèo ngày càng được nhân rộng trên địa bàn huyện Tân Yên. Ông Nguyễn Đình Phượng (SN 1954), thôn Cao Kiên, xã Tân Trung là tấm gương tiêu biểu trong phong trào này.
Anh Vũ Văn Hiếu giỏi làm kinh tế và tập hợp thanh niên
(BGĐT) - Anh Vũ Văn Hiếu được người dân thôn Hồng Lĩnh, xã An Thượng, Yên Thế (Bắc Giang) biết đến là tấm gương điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi với thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm từ xưởng sản xuất cơ khí. Anh còn là một Bí thư Chi đoàn năng nổ, nhiệt tình, có uy tín trong công tác vận động tập hợp thanh niên vùng công giáo.
Những nông dân năng động làm kinh tế giỏi ở Song Mai
(BGĐT)- Trong số hàng trăm hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã Song Mai (TP Bắc Giang), mỗi người một cách làm giàu khác nhau nhưng họ có điểm chung là luôn nhạy bén, ham học hỏi, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 
Đảng viên nông thôn làm kinh tế: Kỳ 2 - Dân giàu, chi bộ mạnh
(BGĐT) - Thực tiễn cho thấy, ở đâu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương biết phát huy nguồn lực, sức sáng tạo của mỗi đảng viên và người dân trong phát triển kinh tế thì nơi đó cuộc sống ấm no, làng quê giàu đẹp, tổ chức cơ sở đảng vững mạnh.
Đảng viên nông thôn làm kinh tế: Kỳ I - Gương mẫu đi đầu, làm giàu chính đáng
(BGĐT) - Phát huy vai trò đầu tàu gương mẫu, nhiều đảng viên đã vượt qua khó khăn, làm giàu chính đáng bằng sức lao động của mình. Đáng trân trọng là những tấm gương năng động đó đã chủ động giúp đỡ, tạo sức lan tỏa lớn để mọi người học tập, làm theo.

Nhóm PV Xây dựng Đảng

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...