Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quan tâm đầu tư các trang thiết bị cho cơ sở y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân

Chiều 8/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về 4 nội dung trong lĩnh vực KT-XH: Báo cáo KT-XH và ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018; chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam. 
{keywords}

Đại biểu Trần Văn Lâm phát biểu ý kiến.

Tại tổ thảo luận số 4, gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh, TP: Bắc Giang, Cần Thơ, Hưng Yên và Thái Nguyên, các đại biểu đồng tình về các nội dung được nêu trong báo cáo KT-XH của Chính phủ. Ngoài ra, các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận về một số nội dung còn nhiều ý kiến.

Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Đoàn Cần Thơ) cho rằng: Việc đánh giá các hạn chế, nguyên nhân lặp đi, lặp lại nhiều lần, các giải pháp đưa ra còn chung chung, chưa sát thực. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm, khắc phục các dự án thua lỗ chưa căn bản và chưa có kết quả rõ rệt. 

Tỷ lệ hộ nghèo phát sinh còn cao, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo chưa được thu hẹp, nhất là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long; giao vốn sự nghiệp ở địa phương chậm so với kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp, đặc biệt là ở ngành y tế.

Đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn Bắc Giang) đánh giá cao báo cáo của Chính phủ, các chủ trương, giải pháp Chính phủ đã triển khai để ứng phó với dịch bệnh; kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, tăng trưởng GDP đạt 3,82% (trong khi phần lớn các nước trên thế giới tăng trưởng âm). 

Qua đó thể hiện nỗ lực, quyết tâm vượt qua thách thức và năng lực quản lý điều hành của Chính phủ và cả hệ thống chính trị trong mọi tình huống; niềm tin của dân với Đảng và Nhà nước của nhân dân được nâng cao, vị thế của Việt Nam chưa từng có trên thế giới. 

Qua việc ứng phó với dịch bệnh thời gian qua, phát triển KT-XH có nhiều nét mới; trong khó khăn đã sáng tạo vượt khó, một số lĩnh vực phát triển như kinh tế số, ứng dụng công nghệ thông tin... 

Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng cần tiếp tục quan tâm đầu tư hơn cho cơ sở y tế, nhất là các trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Thông qua Nghị quyết phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế
Với 94,82% đại biểu tán thành, sáng 8/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức.
Thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư EVIPA
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, sáng 8/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EVIPA) với 95,45% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EVFTA
Sáng 8/6, với 94,62% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Văn Hân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...