Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Đại hội XIII của Đảng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại: Cần giải pháp căn cơ và đồng bộ

Cập nhật: 07:54 ngày 10/08/2020
(BGĐT) - Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) là xu hướng tất yếu của thời đại. Vì vậy, từng địa phương cần đánh giá tiềm năng, thế mạnh một cách tổng thể về địa lý,  khí hậu, đất đai, từ đó chọn ra những vùng thích ứng sản xuất loại cây con có giá trị kinh tế để đầu tư sẽ cho hiệu quả cao. 

Nhiều điểm “nghẽn”

Đầu tư vào nông nghiệp thuận lợi ít, rủi ro nhiều vì phụ thuộc lớn vào thời tiết cộng với khí hậu ngày một khắc nghiệt. Ông cha ta đã để lại câu nói: “Ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả” minh chứng cho đầu tư vào nông nghiệp là vô cùng khó khăn. Trong khi đó Nhà nước vẫn chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đến nay doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 1%. 

{keywords}

Trồng dưa chuột Maya trong nhà màng tại xã Tiến Dũng (Yên Dũng).

Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Giống cây trồng Thái Bình, người dành cả cuộc đời cho phát triển ngành nông nghiệp cho rằng, những điểm “nghẽn” đầu tư vào nông nghiệp gồm: Luật Đất đai không ổn định nên DN khó sản xuất lớn để ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN). Liên kết DN với nông dân còn lỏng lẻo. 

HTX đại diện cho nông dân liên kết với DN vẫn chưa xây dựng được lòng tin với nông dân. Vì thế, Nhà nước phải có chính sách cụ thể vấn đề này để hai bên đều có trách nhiệm, khi xảy ra tranh chấp có những điều khoản để tự giải quyết.

Nhà nước cũng cần có chính sách cho KHCN đầu tư vào nông nghiệp thật rõ ràng, cụ thể. Đồng thời cơ quan khoa học Nhà nước phải giới thiệu và hướng cho DN đầu tư vào nông nghiệp; bảo vệ quyền trí tuệ cho các công nghệ, giải quyết nhanh chóng khi bị đánh cắp công nghệ.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho rằng, hạn chế của nông nghiệp hiện nay là phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nguyên nhân sâu xa hơn là đất đai. Riêng phần KHCN đầu tư vào nông nghiệp đến nay cũng không thua kém gì các nước trong khu vực nhưng mắc ở khâu liên kết và thực hiện.

Những giải pháp

Bài toán lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng hiện nay là hướng tới mục tiêu tăng giá trị nông sản, bảo đảm nông sản an toàn, tăng thu nhập cho nông dân, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia và quốc tế.

Để giải quyết những vấn đề trên, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cho phát triển nông nghiệp. Đối với Bắc Giang, tỉnh xác định xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững dựa trên nền tảng nông nghiệp CNC, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phát triển toàn diện nông thôn. Thực hiện nội dung này cần có giải pháp căn cơ và đồng bộ cho phát triển nông nghiệp CNC.

Trước hết, cơ chế chính sách: Cần rà soát, bổ sung, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.

Thứ hai, quy hoạch phải đi trước một bước song phải dựa vào địa lý, khí hậu, đất đai của từng vùng, thích ứng cho từng loại cây con để nuôi trồng. Phải chọn những cây con có giá trị kinh tế cao. Ví dụ Bắc Giang có ba vùng, vùng trũng cấy lúa, nuôi cua ốc trong điều kiện môi trường sạch, không bị ô nhiễm, không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Vùng núi: Bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý vùng Tây Yên Tử như nấm linh chi, lim xanh, trà hoa vàng. Vùng trung du đồi núi thấp nên trồng cây ăn quả, cây rau màu.

Thứ ba, dành nguồn lực cho khu vực đầu tư nông nghiệp CNC: Ưu tiên nguồn lực về đất đai, tài chính cho giao thông thủy lợi nhằm đáp ứng được yêu cầu, tiêu chí cho khu công nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC.

Thứ tư, lựa chọn công nghệ: Công nghệ là quyết định thành bại của dự án nông nghiệp ứng dụng CNC. Bắt buộc và cũng là điều tiên quyết phải dựa trên các tiêu chí của CNC để lựa chọn công nghệ. Nếu lựa chọn công nghệ không đáp ứng được tiêu chí của CNC sẽ rủi ro lớn, thậm chí thất bại. Để đáp ứng được các tiêu chí nông nghiệp ứng dụng CNC chỉ có ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp là tối ưu nhất và khả thi nhất. Đây cũng là xu thế phát triển của thời đại.

Thứ năm, xây dựng thương hiệu quốc gia và quốc tế: Thương hiệu sản phẩm phải dựa trên nền tảng công nghệ khi chọn công nghệ tiên tiến đúng và trúng là tiền đề cho xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Thứ sáu, tổ chức sản xuất và kết nối thị trường: Nói đến nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao thì không thể thiếu KHCN. Phải coi KHCN và DN là nhân tố quyết định đến nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao và yếu tố quản trị nông nghiệp cũng quan trọng. 

Vì vậy phải tăng cường nguồn nhân lực cho nông nghiệp CNC từ sản xuất đến lưu thông hàng hóa. Muốn có một khu nông nghiệp ứng dụng CNC thành công như kỳ vọng thì Nhà nước phải là trung tâm, là người tổ chức kết nối và cũng là người tháo gỡ những bất cập trong quá trình thực hiện.

Nhiều vật tư nông nghiệp: "Treo đầu dê, bán thịt chó"
(BGĐT) - Thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tục phát hiện nhiều sản phẩm vật tư nông nghiệp (VTNN) chất lượng không đúng như đăng ký trên bao bì lưu thông trên thị trường. Đáng lo ngại, một số chỉ tiêu sản phẩm đạt… 0%. Điều này gây thiệt hại cho người sản xuất nông nghiệp và nhiều hệ lụy khác.
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở TP Bắc Giang: Tăng hiệu quả kinh tế
(BGĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 130 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016- 2020, BTV Thành ủy Bắc Giang (Bắc Giang) đã xây dựng kế hoạch và tập trung lãnh đạo thực hiện, tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp.
Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Bắc Giang: Nhiều lợi ích, cải thiện môi trường sống
(BGĐT) - Với mục tiêu nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, hơn 6 năm qua, từ nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới (ADB), Ban Quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang đã triển khai hỗ trợ các hộ chăn nuôi các hợp phần xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi, góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm chi phí đầu tư và nguồn phân bón chăm sóc cây trồng phát triển. 
Điều tra nông thôn, nông nghiệp
(BGĐT) - Ngày 1/7/2020, cả nước bắt đầu tiến hành điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ. Đây là cuộc điều tra quan trọng, góp phần giúp các địa phương có cơ sở, định hướng về phát triển nông thôn, nông nghiệp trong từng giai đoạn. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn ông Phạm Bá Dũng, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang. 
Sản xuất nông nghiệp ở Yên Dũng: Nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao
(BGĐT) - Yên Dũng là địa phương đi đầu ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Đến nay, nhiều mô hình ứng dụng được hình thành với các nông sản sạch, an toàn, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để huyện tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới.

Nguyễn Tiến Ky, Viện ITC Hà Nội

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...