Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Đại hội XIII của Đảng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tiếp tục các giải pháp phát triển DN, nâng cao chất lượng thu hút đầu tư

Cập nhật: 15:09 ngày 06/07/2020
(BGĐT) - Những thành tựu to lớn giành được trong thời gian qua phải kể đến tác động của chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nói chung và quan điểm, chính sách đối với kinh tế tư nhân nói riêng.

Kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất tồn tại dưới các hình thức DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể. DN thuộc thành phần kinh tế tư nhân chiếm đến 99% số DN ở nước ta. Do đó nói đến phát triển DN ở nước ta là nói đến phát triển kinh tế tư nhân.

{keywords}

Đóng gói sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C (Lạng Giang).

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhấn mạnh yêu cầu tập trung vào chất lượng phát triển và hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra mục tiêu 1 triệu DN trong khu vực tư nhân đang hoạt động vào năm 2020; 1,5 triệu DN vào năm 2025 và 2 triệu DN vào năm 2030; khu vực kinh tế tư nhân sẽ đóng góp 50% cho GDP vào năm 2020; 55% vào năm 2025 và 60-65% vào năm 2030. Nghị quyết cũng khuyến khích việc chính thức hóa các hộ kinh doanh, chuyển đổi thành mô hình DN đăng ký chính thức và khuyến khích sự hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.

Ngày nay, phát triển kinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Phát triển loại hình kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là phát triển DN, xem nó như là nguồn gốc của mọi sự phát triển.

Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành và chỉ đạo quyết liệt các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của địa phương về phát triển kinh tế tư nhân và phát triển DN. Tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2020 đạt khoảng 10 nghìn DN tư nhân, đóng góp 40% GRDP của tỉnh.

Những năm qua, DN trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng, nhất là trong ba năm gần đây, mỗi năm có từ 1.000 đến 1.300 DN mới được thành lập, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2015-2019 đạt 15,7%. Đến cuối năm 2019, trên địa bàn tỉnh có hơn 9.500 DN các loại, hơn 1.200 chi nhánh và văn phòng đại diện, vốn đăng ký 71 nghìn tỷ đồng, đến hết năm 2020, số DN trên địa bàn khoảng 10.600 với vốn đăng ký hơn 84 nghìn tỷ đồng.

Trong những năm qua, kinh tế ở địa phương có tốc độ tăng trưởng khá cao so với bình quân chung cả nước. Cụ thể, giai đoạn 2001 - 2005 là 8,3%/năm; giai đoạn 2006 - 2010 là 9%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 là 9,5%/năm; giai đoạn 2016 - 2019 là 13,7 %. Năm 2019 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 16,2% đứng thứ 3 cả nước; quy mô kinh tế tăng gấp 17 lần so với năm 1997 khi mới tách tỉnh (đạt 43.746 tỷ đồng).

Để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, trong đó phát triển DN là nhiệm vụ quan trọng, tỉnh cần triển khai thực hiện một số giải pháp như:

Thứ nhất, triển khai có hiệu quả Nghị quyết T.Ư 5 (khóa XII) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và phát triển DN tư nhân, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách của địa phương, tạo đột phá về thể chế, nhất là về quy hoạch, tạo các động lực phát triển; các chính sách về đầu tư, kinh doanh, đất đai, xây dựng, các chính sách cụ thể cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ DN nói chung và DN nhỏ và vừa nói riêng.

Thứ hai, đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tích cực cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm nhanh, gọn, hiệu quả; giảm thiểu sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực giữa các khu vực kinh tế; xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, có sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư; thúc đẩy khởi nghiệp.

Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. DN cần tăng cường công tác đào tạo, xây dựng kỹ năng, kiến thức cho người lao động. Tăng cường hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý cho đội ngũ doanh nhân của khu vực DN, tạo điều kiện hình thành những doanh nhân có năng lực, đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; hình thành đội ngũ doanh nhân có tầm vóc, đủ khả năng lãnh đạo, quản lý các DN vươn lên tầm cao mới, bắt kịp với khu vực và quốc tế.

Thứ tư, về công nghệ, đổi mới sáng tạo. Có thể nói, vai trò của công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo khá quan trọng đối với sự phát triển DN ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. Những yếu kém trong phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo hiện đang hạn chế khả năng phát triển của DN và phát huy vai trò tích cực của DN đối với phát triển KT-XH của tỉnh.

Thứ năm, về phát triển các loại hình DN. Việc phát triển DN cần tập trung và ưu tiên vào các ngành nghề có lợi thế của địa phương, có quy mô lớn. Tạo điều kiện phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; phát triển những ngành, nghề tỉnh cần và ngành thu hút nhiều lao động, sử dụng lao động địa phương.

Thứ sáu, hợp tác chặt chẽ giữa DN FDI và DN trong nước. Với tầm quan trọng và hiệu quả của DN FDI, trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0, địa phương cần khai thác cơ hội, chủ động và có chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, từ các nước nắm giữ công nghệ nguồn, công nghệ sạch, hiện đại, có năng lực quản trị hiện đại, năng lực cạnh tranh cao đầu tư vào tỉnh. Đồng thời có cơ chế chính sách và giải pháp khuyến khích thúc đẩy và hỗ trợ DN trong nước liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ với DN FDI, đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ để DN của tỉnh tham gia vào chuỗi liên kết của DN FDI.

Thứ bảy, tăng cường liên kết vùng trong quy hoạch phát triển, thu hút đầu tư, tạo chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất; liên kết giữa các địa phương trong vùng với các vùng kinh tế khác của cả nước và với các nước trên thế giới.

Thứ tám, sự phát triển của các DN và thu hút đầu tư cần phải gắn với bảo vệ môi trường và giá trị văn hóa vùng miền. Mục tiêu phát triển DN trên địa bàn tỉnh không thể tách rời với nỗ lực bảo tồn môi trường sinh thái và môi trường văn hóa - xã hội.

Ngày nay, phát triển kinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Phát triển loại hình kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là phát triển DN, xem nó như là nguồn gốc của mọi sự phát triển.

Đảng viên Phạm Ngọc Xương, Chi bộ thôn Quyết Tiến 2, xã Xương Lâm (Lạng Giang, Bắc Giang): Thực hiện tốt công tác kết nạp đảng viên
(BGĐT) - Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Quan tâm phát triển đảng viên cả về số lượng và chất lượng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang khóa XVIII trình tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. 
Đại hội Đảng bộ huyện Yên Dũng: Những ý kiến tâm huyết
(BGĐT) - Sáng nay (2/7), Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Dũng lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã khai mạc với sự tham gia của 258 đại biểu tiêu biểu, ưu tú. Với quyết tâm đưa Yên Dũng phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc, nhiều ý kiến tham luận của các đại biểu đóng góp vào báo cáo chính trị và những nội dung được bàn thảo tại đại hội. Phóng viên lược ghi một số ý kiến.
Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh
(BGĐT) - Mới đây, Báo Bắc Giang đã đăng tải tóm tắt Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang khóa XVIII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025. Ngay sau đó, nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có những ý kiến đóng góp tâm huyết bổ sung vào dự thảo. 

TS. Phùng Văn Minh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...