Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình: Phấn đấu chấm dứt cơ bản dịch bệnh AIDS vào năm 2030

Cập nhật: 15:58 ngày 01/12/2020
(BGĐT) - Ngày 1/12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) và tổng kết 30 năm công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Đến dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.

Tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, một số sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh.

Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam giảm nhanh

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 tại Việt Nam có chủ đề: "30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam".

{keywords}

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chỉ đạo tại hội nghị (ảnh VGP-Nguyễn Hoàng).

Theo đánh giá của Bộ Y tế, tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam giảm nhanh, ngày càng được kiểm soát tốt, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về phòng chống căn bệnh thế kỷ. Toàn quốc duy trì tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng dưới 0,3%. Giai đoạn 2005-2007, trung bình mỗi năm cả nước phát hiện hơn 28 nghìn ca nhiễm. Từ năm 2012 đến nay, mỗi năm phát hiện mới 10 nghìn trường hợp. Năm 2020 là năm thứ 12 liên tiếp, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam được kiểm soát và liên tục đà giảm trên cả 3 tiêu chí: Giảm số người nhiễm mới HIV được phát hiện, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong liên quan đến AIDS

30 năm qua, công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, coi trọng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sớm được ban hành, cập nhật, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc triển khai hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS. 

Điều trị kháng virus ARV ngày càng được mở rộng, đạt chất lượng hàng đầu thế giới. Đến nay, Việt Nam đang điều trị ARV cho gần 151,1 nghìn người nhiễm, chiếm 76% số người mắc được phát hiện trên toàn quốc. Số trẻ nhiễm HIV do lây nhiễm từ mẹ giảm liên tục từ năm 2012 đến nay. Mới đây, chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) tại 27 tỉnh, TP.

Thảo luận tại đây, nhiều ý kiến đánh giá, giai đoạn 2012-2020, chương trình phòng chống HIV ở nước ta đánh dấu việc chuyển giao từ phụ thuộc chủ yếu vào những chương trình dự án tài trợ của tổ chức quốc tế sang các nguồn lực trong nước cũng là một thách thức lớn trong điều trị lâu dài. Hiện nay, bệnh nhân điều trị HIV chủ yếu từ nguồn quỹ khám, chữa bệnh BHYT. Sau gần 40 năm thế giới ứng phó, đại dịch HIV/AIDS vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn. Dịch HIV/AIDS vẫn là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người; ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH và tương lai nòi giống của các quốc gia, dân tộc.

{keywords}

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang.

Tiếp tục đầu tư, can thiệp hiệu quả

Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, trong 30 năm qua, Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự vào cuộc của chính quyền các cấp, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Nổi bật là, trong 30 năm qua, Ban Bí thư đã ban hành 2 Chỉ thị, đó là Chỉ thị số 52-CT/TW về lãnh đạo công tác phòng, chống AIDS và Chỉ thị số 54/2005/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới. Đồng thời, Ban Chấp hành T.Ư đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, theo đó mục tiêu của Việt Nam là chấm dứt cơ bản dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Khi vừa có dịch xảy ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp Lệnh quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và tiếp tục nâng lên thành Luật Phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2006. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới có Luật riêng về HIV/AIDS; đồng thời cũng là quốc gia sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của quốc tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS trong nhiều năm.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ khẳng định, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả trong 30 năm thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS nhưng không được chủ quan, lơ là bởi dịch có thể bùng phát trở lại và sẽ không chấm dứt nếu không được đầu tư và can thiệp.

Xác định đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS không chỉ mang lại hiệu quả lớn về sức khỏe, mà còn góp phần ổn định an ninh trật tư và phát triển KT - XH của từng địa phương và cả nước, đồng chí yêu cầu thời gian tới các địa phương chủ động xây dựng và trình cấp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2030, trước mắt cho giai đoạn trung hạn 2021-2025. Tăng cường đầu tư, phân bổ ngân sách, bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương.

Ngành y tế cần phát huy mọi nguồn lực hiện có, tiếp tục tăng cường, mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất lượng các dịch vụ khám, chữa bệnh, can thiệp giảm tác hại, tư vấn xét nghiệm HIV, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS. Thực hiện tốt công tác liên thông trong khám chữa bệnh, bảo đảm mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV; người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV sớm và tham gia BHYT. 

Đồng chí Trương Hòa Bình cũng mong muốn chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế tiếp tục quan tâm ủng hộ cả về tài chính và kỹ thuật giúp Việt Nam trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, nhất là thực hiện mục tiêu chấm dứt cơ bản dịch AIDS vào năm 2030, góp phần cùng cộng đồng quốc tế kiểm soát thành công đại dịch này.

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế).

Minh Thu

Chủ động phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS, xóa bỏ kỳ thị
(BGĐT) - Hướng tới mục tiêu không còn người nhiễm mới căn bệnh thế kỷ, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đẩy mạnh vận động người dân thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại, phòng tránh lây nhiễm, xóa bỏ kỳ thị.
Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS
Chiều 16/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Bước đột phá tiềm năng trong điều trị HIV/AIDS
Ngày 7/7, các nhà nghiên cứu cho biết một bệnh nhân nam dương tính với virus HIV/AIDS đang trong tình trạng bệnh thuyên giảm có thể sẽ là bệnh nhân đầu tiên được chữa khỏi mà không cần phải cấy ghép tủy xương.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...