Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phiên họp toàn thể lần thứ 18 Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội

Cập nhật: 19:51 ngày 28/09/2020
Sáng 28/9, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã dự phiên họp toàn thể lần thứ 18 Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 28 – 30/9), tại Phiên họp này, Ủy ban sẽ thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); dự thảo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi); dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn; dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). 

{keywords}

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp. 

Ủy ban sẽ cho ý kiến về tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, giai đoạn 2016 - 2020 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; dự kiến đề xuất các kế hoạch, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách năm 2021, giai đoạn 2021 - 2025 thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách. Ủy ban cũng cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về Bình đẳng giới năm 2019 và giai đoạn 2011 – 2020; Báo cáo của Chính phủ về việc quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2019.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ: Các lĩnh vực lớn thuộc 2 Bộ (Y tế và Lao động - Thương binh và Xã hội), hiện đã có các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Chỉ thị của Ban Bí thư như vấn đề tiền lương và bảo hiểm xã hội, y tế, dân số, người có công, phòng chống ma túy… Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Ủy ban tập trung thảo luận để có quan điểm rõ ràng trong việc thực hiện nội dung này, không chỉ đánh giá chung chung mà còn phải định hướng, tham mưu, tổ chức thực thi.

Trong phiên làm việc sáng 28/9, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Dự thảo Luật gồm 3 Điều; sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Luật Phòng, chống HIV/AIDS dựa trên hai chính sách: Tăng cường tiếp cận thông tin người nhiễm HIV và Bảo đảm quyền được tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của mọi đối tượng.

Thảo luận tại Phiên họp, các đại biểu nhất trí với phạm vi sửa đổi, bổ sung dự án Luật; cho rằng dự án Luật cơ bản bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị Chính phủ, ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát để bảo đảm dự án Luật phù hợp với tinh thần Điều 14 Hiến pháp về một số quy định liên quan đến quyền bảo vệ bí mật cá nhân; rà soát tính đồng bộ, thống nhất dự án Luật với các quy định của Luật hiện hành, các dự án Luật mà Quốc hội đang sửa đổi, bổ sung như Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); Luật Xử lý vi phạm hành chính…

Liên quan đến việc bổ sung đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong cho biết, hiện vẫn có hai loại ý kiến khác nhau.

Loại ý kiến thứ nhất, nhất trí với quy định mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV để bảo đảm thuận tiện trong điều trị cũng như phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV cho người trực tiếp chăm sóc, điều trị.

Trong khi đó, loại ý kiến thứ hai đề nghị cân nhắc vấn đề này.

Cũng trong phiên họp sáng 28/9, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã cho ý kiến vào dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); dự thảo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI
Sáng 28/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.
Người đứng đầu tiếp xúc, đối thoại với nhân dân: Kịp thời giải quyết kiến nghị
(BGĐT) - Tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân là một trong những giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo hướng gần dân, sát dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Qua đó nhiều kiến nghị chính đáng của người dân đã được tập trung giải quyết.
Bộ Chính trị làm việc về chuẩn bị đại hội các đảng bộ trực thuộc T.Ư nhiệm kỳ 2020-2025
Thực hiện Kết luận số 79-KL/TW, ngày 16/6/2020 của Bộ Chính trị, trong tuần thứ hai, đợt 3, từ ngày 21/9 đến ngày 27/9, Bộ Chính trị đã làm việc tập thể và tiếp tục làm việc theo nhóm với 4 đảng bộ trực thuộc Trung ương để cho ý kiến vào dự thảo các văn kiện và phương án nhân sự cấp ủy trước khi tiến hành đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...