Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thủ tướng nêu quyết tâm hoàn thành tất cả các chỉ tiêu năm 2019

Cập nhật: 07:09 ngày 01/06/2019
Chiều 31-5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5.

Phát biểu ý kiến kết luận phiên họp, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý về các rủi ro, thách thức bên ngoài khó lường; áp lực lạm phát vẫn hiện hữu, nếu chúng ta không khéo kiểm soát, không khéo phối hợp chính sách và truyền thông, giải tỏa tâm lý lạm phát, khả năng CPI bình quân tăng vượt 4% năm 2019 có thể xảy ra.

{keywords}

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5.

Nêu một số định hướng điều hành vĩ mô thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm hoàn thành tất cả các chỉ tiêu năm 2019, tăng trưởng GDP phấn đấu đạt 6,8%, kiểm soát lạm phát dưới 4%. “Tinh thần là thắng không kiêu, bại không nản, không lùi bước trước khó khăn, thách thức của toàn cầu”.

Trước rủi ro, thách thức từ bên ngoài, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, tiếp tục theo dõi, bám sát, cập nhật và đánh giá đầy đủ tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, đưa ra các giải pháp, kịch bản kịp thời, phù hợp, trong đó có giải pháp đa dạng hóa thị trường, tập trung phát triển thị trường trong nước.

{keywords}

Toàn cảnh phiên họp.

Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phải quan tâm phát triển doanh nghiệp (DN) công nghệ, tìm và mời các DN công nghệ lớn của thế giới vào đầu tư tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là đầu mối tiếp tục theo dõi, đánh giá, dự báo tác động của thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế đối với tỷ giá, lãi suất để có giải pháp kịp thời; tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối, tạo bước đệm chống chọi với cú sốc bên ngoài. 

Phải tìm động lực tăng trưởng mới và “phải xem lại Diễn đàn kinh tế tư nhân vừa qua chú trọng giải pháp nào để đưa vào cuộc sống, từ đất đai, công nghệ, chuỗi giá trị, thúc đẩy xuất khẩu, các dự án lớn thế nào, những vướng mắc nào cần tháo gỡ. Tín dụng phải giảm lãi suất ở mức độ nào mà rất nhiều đại biểu Quốc hội nói cần nghiên cứu giảm lãi suất”, Thủ tướng lưu ý Thống đốc NHNN quan tâm vấn đề này.

Nhấn mạnh việc ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng nêu rõ, không tăng giá dịch vụ công dồn dập vào một thời điểm, tăng cường truyền thông, giám sát hành vi thao túng giá, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra. Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia phải tăng dày các cuộc họp đánh giá, phân tích. “Thế giới diễn biến phức tạp mà mình không tỉnh táo thì sẽ mắc bẫy”. 

Thủ tướng đề nghị tiếp tục phân tích vấn đề mà Quốc hội thảo luận đánh giá tác động đa cấp, đa chiều của việc tăng giá điện, xăng dầu; đánh giá biểu giá, phương thức tính giá để đề xuất giải pháp phù hợp hơn, nhất là đối với người dân, cần tăng cường truyền thông, hạn chế bức xúc.

Bộ Tài chính, mà trước hết là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, làm đầu mối tiếp tục theo dõi, đánh giá thị trường chứng khoán, tăng cường đánh giá, theo dõi dòng vốn đầu tư, nhất là đầu tư gián tiếp qua kênh thị trường chứng khoán để kiểm soát rủi ro, tình trạng chảy vốn và rủi ro lan truyền. Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh nghiên cứu, chủ động tăng năng lực tiếp cận khai thác hiệu quả cách mạng công nghiệp 4.0 vào lĩnh vực, công việc của mình. Đẩy mạnh tiến độ chính quyền điện tử, đồng thời quan tâm, tạo điều kiện, nhất là xây dựng hành lang pháp lý, định hướng hỗ trợ DN tăng năng lực ứng dụng kinh tế số…

Bộ Khoa học và Công nghệ sớm trình các văn bản, chỉ thị thúc đẩy hấp thụ, phát triển khoa học công nghệ và hoạt động đổi mới sáng tạo, trình Thủ tướng phê duyệt điều lệ, tổ chức hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia. Nhấn mạnh nâng cao chất lượng thể chế, chính sách, Thủ tướng nêu rõ, các bộ, ngành cần cắt giảm điều kiện kinh doanh không cần thiết theo đúng tiến độ, chất lượng đề ra; không cắt hình thức, không để lợi ích nhóm chi phối.

Các bộ, ngành, như Bộ Công an, Giao thông-Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, các địa phương nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu, quyết liệt chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu các vấn nạn, các tồn tại trong lĩnh vực xã hội mà người dân, báo chí phản ánh nhiều như tai nạn giao thông, bạo lực học đường, gian lận thi cử; bảo đảm kỳ thi sắp tới trong sạch, minh bạch, thành công. 

Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo có phương án chặt chẽ; các địa phương chủ động, phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân về chất lượng kỳ thi, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Việc xử lý các tồn tại, bất cập nêu trên cần được coi là một chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi với tinh thần “chống dịch như chống giặc”; có phương án bảo đảm không thiếu hụt nguồn cung thịt cho người dân cũng như có phương án tái đàn, nuôi gia súc, gia cầm khác.

Cũng tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo về công tác chuẩn bị cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội; về ban hành văn bản quy định chi tiết pháp luật, về dự thảo các Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện; về thí điểm mở rộng quyền tự chủ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh...

Chiều cùng ngày, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven
Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven, hai bên khẳng định quan hệ thương mại-đầu tư đóng một vai trò quan trọng trong hợp tác song phương và đã có bước tiến đáng kể, nhưng còn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. 
 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu Thụy Điển
Trong chương trình thăm chính thức Thụy Điển, sáng 27-5, theo giờ địa phương,  tại thủ đô Stockholm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn Cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo của những tập đoàn hàng đầu của Thụy Điển như: Electrolux, Oriflame, Scania, ABB, Ericsson, Volvo… 
 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp các tập đoàn hàng đầu Na Uy
Chiều 24-5, giờ địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ các tập đoàn hàng đầu của Na Uy gồm Kongsberg, DVL-GL, Pharmaq, Vard, Juton, Scatec Solar.
 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Na Uy
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Na Uy, ngày 24-5, tại thủ đô Oslo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Na Uy Erna Solberg 
 

Theo Nhân dân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...