Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm hai Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thảo luận dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

Cập nhật: 13:54 ngày 19/06/2017
Sáng 19-6, với 408/424 đại biểu (ĐB) có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bổ nhiệm hai thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) theo Tờ trình của Chánh án Nguyễn Hòa Bình.
{keywords}

Đại biểu Dương Đình Thông (đoàn Bắc Giang) phát biểu ý kiến.

Trước đó, Quốc hội đã tổ chức bỏ phiếu kín phê chuẩn đề nghị của Chánh án TANDTC về việc bổ nhiệm hai Thẩm phán TANDTC, sau khi Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày Báo cáo kết quả thảo luận ở Đoàn về đề nghị phê chuẩn việc bổ nhiệm. Cả hai nhân sự được đề xuất đều nhận được số phiếu khá cao từ các ĐBQH.

Sau khi kiểm phiếu, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã trình bày dự thảo Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chánh án TANDTC về việc bổ nhiệm hai Thẩm phán TANDTC đối với các ông Lê Hồng Quang và Nguyễn Văn Tiến.

83,1% ĐBQH đã thống nhất thông qua nghị quyết này. Theo đó, ông Lê Hồng Quang, sinh năm 1968, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang và ông Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1966, Thẩm phán cao cấp, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội đã được Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm là Thẩm phán TANDTC.

Căn cứ Nghị quyết này của Quốc hội, Chủ tịch nước sẽ bổ nhiệm hai Thẩm phán TANDTC Lê Hồng Quang và Nguyễn Văn Tiến từ ngày 1-7-2017. 

Tiếp đó, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi). Đóng góp ý kiến vào dự luật này, đại biểu Dương Đình Thông (đoàn Bắc Giang) cho rằng về phạm vi điều chỉnh tại Điều 1, dự thảo luật cơ bản đã xác định làm rõ phạm vi điều chỉnh, nhất là đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đến các hoạt động kinh doanh, chế biến và thương mại lâm sản. Nhưng ở phần nội dung kinh doanh lâm sản còn quy định chung chung, đề nghị cần được thể hiện rõ hơn, bảo đảm tính khả thi và hiện nay đang thực hiện chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trên cả nước. Vì vậy, cần bổ sung những quy định cụ thể về nội dung này trong luật sửa đổi. 

Về đề nghị đổi tên Luật Bảo vệ và Phát triển rừng thành Luật Lâm nghiệp, theo đại biểu Thông nên giữ nguyên như luật hiện hành đó là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng là hợp lý. Bởi vì rừng là tài nguyên rất quan trọng của quốc gia và là chủ thể chính của lâm nghiệp, với tên gọi này phù hợp với yêu cầu về thời sự cấp bách hiện nay là bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững. 

"Thực tiễn trong những năm vừa qua việc bảo vệ và phát triển rừng có vị trí, vai trò rất quan trọng đóng góp vào việc phát triển KT-XH cũng như là củng cố AN-QP. Trong các điều luật này cũng cần quan tâm, ưu tiên việc phát triển và bảo vệ rừng ở các vùng trọng yếu về quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới, vùng biển đảo" - đại biểu Dương Đình Thông nêu ý kiến.


Theo Vũ Hân/CAND



Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...