Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 32 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thủ tướng: Không để thất thoát tài sản Nhà nước khi cổ phần hóa

Cập nhật: 20:15 ngày 06/12/2016
(BGĐT) - Ngày 6-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giai đoạn 2016-2020. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà dự tại điểm cầu Bắc Giang. 
{keywords}

Thủ tướng chủ trì hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016-2020 (Ảnh: chinhphu.vn).

Thực hiện Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN, giai đoạn 2011-2015, các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước đã sắp xếp 591 DN, đạt 96% kế hoạch. Đến nay, DNNN đã giảm mạnh về số lượng. Năm 2001 cả nước có khoảng 6 nghìn DNNN, hoạt động ở  60 ngành, lĩnh vực thì đến hết tháng 10-2016 chỉ còn 718 DN, hoạt động ở 19 ngành, lĩnh vực. Mặc dù số lượng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số DN (khoảng 0,67%) nhưng DNNN nộp ngân sách đáng kể, đóng góp lớn vào GDP của cả nước. 

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ công tác sắp xếp, đổi mới DNNN. Trong đó xác định DNNN nắm giữ 100% vốn và cổ phần chi phối chỉ duy trì trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu. Với những DN mà Nhà nước không nắm giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối thì phải cổ phần hóa, thoái vốn theo cơ chế thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. 

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương, DN, đồng thời chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế như: Việc ban hành cơ chế, chính sách về đổi mới tổ chức quản lý và tái cơ cấu DNNN chưa đạt tiến độ đề ra; triển khai sắp xếp, đổi mới các công ty, nông, lâm nghiệp còn chậm; hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tập trung phân loại, sắp xếp DNNN; nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước gắn với bảo đảm lợi ích cao nhất cho Nhà nước; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm toán, có cơ chế kiểm soát phù hợp với nguồn vốn mua, bán, sáp nhập DN. Kiên quyết thoái vốn ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và những lĩnh vực Nhà nước không nắm cần nắm giữ 100% vốn.

Nguyễn Miền


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...