Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

An ninh
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Gia đình ba thế hệ là quân nhân

Cập nhật: 08:54 ngày 24/04/2019
(BGĐT)-  Nối tiếp truyền thống gia đình, con trai và cháu trai liệt sĩ chống Mỹ Trịnh Ngọc Lâm (SN 1929) ở thôn Yên Vinh, xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã chọn con đường binh nghiệp. Ba thế hệ trong quân ngũ, được phục vụ Tổ quốc, gia đình luôn thấy tự hào.

Trong căn nhà treo trang trọng tấm bằng Tổ quốc ghi công, bà Nguyễn Thị Tuyên (SN 1942) và con trai cả Trịnh Ngọc Dũng (SN 1962) nghẹn ngào kể cho chúng tôi nghe về người chồng, người cha quả cảm của mình. Ông Trịnh Ngọc Lâm quê ở huyện Tam Kỳ (Quảng Nam). Năm 1948, ông nhập ngũ vào liên khu 5 (Quân khu 5). Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết nhưng bọn ngụy quyền cùng đế quốc Mỹ ngang nhiên phá vỡ, hai miền đất nước bị chia cắt. Theo chủ trương của Đảng và Bác Hồ, gia đình ông Lâm cùng nhiều cán bộ, bộ đội, con em miền Nam tập kết ra Bắc trước khi quân địch tổ chức những cuộc thanh trừng, bắt bớ. Giấu nỗi đau quê nhà đang chìm trong đen tối, tang thương, ông Lâm hăng hái chiến đấu trong đội hình Lữ đoàn dù 305, đóng quân tại thị trấn Chũ (Lục Ngạn).

{keywords}

Ông Trịnh Ngọc Dũng (thứ hai từ trái sang) cùng các thành viên nói chuyện về truyền thống gia đình.

Trong một lần về xã Yên Mỹ (Lạng Giang) liên hệ với cán bộ địa phương bàn phương án phối hợp đánh giặc và tuyên truyền cho quần chúng, ông Lâm tình cờ gặp bà Nguyễn Thị Tuyên. Cảm mến người con gái xứ Bắc đảm đang, hiền dịu, một đám cưới đơn sơ, giản dị được tổ chức vào năm 1961. 

Ông bà có hai người con (một trai một gái), những năm tháng khó khăn đó, một tay bà Tuyên vừa tham gia công tác, vừa nuôi dạy các con khôn lớn để chồng yên tâm chiến đấu. “Năm 1968, ông ấy nói với vợ con là chuyển công tác sang Tiểu đoàn 4 (Bộ Tư lệnh Đặc công) và vào Nam chiến đấu. Tôi dẫn hai đứa nhỏ ra đầu làng tiễn bố, thằng Dũng và em gái lúc bấy giờ còn nhỏ nên chưa hiểu hết sự chia ly. Nhưng từ ngày chồng đi B, Dũng hay hỏi tôi về bố. Mỗi khi ôm các con vào lòng, con trai cả lại nói với tôi sau này muốn làm bộ đội. Có lẽ, hoàn cảnh của những năm tháng ấy đã nuôi dưỡng trong nó suy nghĩ như vậy” - bà Tuyên kể.

Ngày tiễn chồng, tiễn bố vào chiến trường cũng là lần cuối cùng họ gặp nhau. Ông Lâm đã hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, đến nay người thân vẫn chưa tìm được hài cốt. Nối nghiệp cha, năm 1982, ông Trịnh Ngọc Dũng viết đơn tình nguyện nhập ngũ cho dù ông là con liệt sĩ, thuộc diện miễn đi bộ đội. Trở thành chiến sĩ của Cục Chính trị (Quân đoàn 2), chỉ trong vài tháng, ông Dũng được thủ trưởng cấp trên đánh giá cao về năng lực nên được đi học sĩ quan tại Trường Sĩ quan Chính trị. Sau ba năm miệt mài đèn sách, ông Dũng ra trường nhận nhiệm vụ tại Phòng Tham mưu, Sư đoàn 304.

 Về sau, ông đảm nhận nhiều cương vị khác nhau, vai trò nào cũng hoàn thành xuất sắc. Luôn học tập để trau dồi năng lực, năm 1999, ông tốt nghiệp khóa đào tạo cán bộ Trung, Sư đoàn. Chuyên môn vững vàng, ông tự tin khi đảm nhiệm các cương vị Phó Chủ nhiệm Chính trị, Chính ủy Trung đoàn 101 (Sư đoàn 325), Chính ủy Trường bắn Quốc gia khu vực 1, Chính ủy Cục Kỹ thuật (Quân đoàn 2) đến khi về hưu.

{keywords}

Tôi luôn tự hào có ông nội và bố là bộ đội, đó là điểm tựa cho tôi, nhắc nhở tôi luôn phải sống và làm việc sao cho xứng với truyền thống gia đình, truyền thống bộ đội Cụ Hồ”.



Thiếu úy Trịnh Tuấn Anh

Là người chủ trì về chính trị nhiều năm, ông Dũng luôn có trách nhiệm trong mọi hoạt động công tác đảng, công tác chính trị. Ở đơn vị nào, ông cũng quán triệt sâu sắc tới cán bộ, chiến sĩ về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đường lối, chủ trương của Đảng và Quân đội. Vì thế, quân nhân, hạ sĩ quan chiến sĩ dưới sự chỉ huy của ông luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, trách nhiệm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, tổ chức đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện. Cục Kỹ thuật (Quân đoàn 2) là nơi ông gắn bó lâu nhất (từ năm 2008). Từ khi về nhận nhiệm vụ, Chính ủy Trịnh Ngọc Dũng đã cùng các đồng chí trong Đảng ủy Cục Kỹ thuật xây dựng một tập thể đoàn kết, nội bộ thống nhất. Trước mỗi nhiệm vụ, đặc biệt là diễn tập, ông đều nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ phải nhận thức sâu sắc tầm quan trọng khi cấp phát, quản lý, sử dụng đạn dược. Nhiều năm liền, Cục Kỹ thuật được Bộ Tư lệnh Quân đoàn, Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen, Cờ thi đua và Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. 

Ông chia sẻ: “Thực sự việc nêu gương vô cùng cần thiết, bản thân tôi luôn nỗ lực rèn luyện, vững vàng về tư tưởng, chính trị, có tính đảng và nguyên tắc cao, nói đi đôi với làm, gương mẫu trước tập thể từ công việc đến đời sống thường ngày”.

Tự hào về truyền thống gia đình, con trai ông Dũng là Trịnh Tuấn Anh (SN 1993) cũng vào quân ngũ, hiện mang quân hàm Thiếu úy, Đại đội phó Đại đội tác chiến điện tử 36, Bộ Tham mưu (Quân đoàn 2). Hơn một năm công tác trong môi trường quân ngũ, Tuấn Anh trông chững chạc, trưởng thành hơn. Hằng ngày, anh duy trì việc kiểm tra các đài canh trực, thu và phá sóng của địch, đặc thù công việc yêu cầu anh phải tập trung cao độ, không được lơ là vì nếu sai không có cơ hội sửa lỗi. Tuấn Anh tâm sự: “Tôi luôn tự hào có ông nội và bố là bộ đội, đó là điểm tựa cho tôi, nhắc nhở tôi luôn phải sống và làm việc sao cho xứng với truyền thống gia đình, truyền thống bộ đội Cụ Hồ”.

Quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Đồng Sỹ Nguyên
Trên 80 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
 
Ngô Gia Tự-nhà lãnh đạo tiền bối của Đảng và cách mạng Việt Nam
(BGĐT) - Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học, đồng chí Ngô Gia Tự sớm giác ngộ cách mạng. Với nhãn quan chính trị nhạy bén và tầm nhìn chiến lược, đồng chí đã đề xuất chủ trương, khởi xướng phong trào “vô sản hóa”, đặt tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
 
Trao Huy hiệu Đảng nhân dịp Cách mạng tháng Mười Nga
(BGĐT) - Nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11), huyện Việt Yên có 67 đảng viên được tặng và truy tặng Huy hiệu Đảng.
 
Mãi mãi nhớ ơn nhà lãnh đạo mẫu mực, người tâm huyết với sự nghiệp báo chí cách mạng!
Trong cuộc đời làm báo của mình, một trong những kỷ niệm sâu sắc đối với tôi - đó là vào 16 giờ chiều ngày 27-12-1996, trên cương vị là Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, tôi cùng với anh Đinh Thế Huynh, Vũ Công Thao trong Ban Biên tập lên phòng làm việc của Tổng Bí thư Đỗ Mười tại nhà số 4, đường Nguyễn Cảnh Chân, trình măng sét mới của báo Đảng với 3 hàng chữ: “NHÂN DÂN".
 
Vùng quê cách mạng viết trang sử mới
(BGĐT) - Về thăm Đồng Điều, xã Tân Trung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) - nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của vùng Yên Thế xưa trong một ngày thu tháng Tám, chúng tôi cảm nhận được tinh thần yêu nước và nỗ lực của người dân nơi đây nhằm tạo sự đổi thay ở vùng quê cách mạng.
 
Giá trị vĩnh hằng của Cách mạng Tháng Tám 1945
Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 chính là biểu tượng tuyệt vời của sức mạnh Việt Nam, của tinh thần, ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.
 

Mạc Yến

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...