Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 34 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

An ninh
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo qua hợp đồng xâu chuỗi hạt

Cập nhật: 16:45 ngày 04/04/2019
Những ngày gần đây, hàng trăm người dân trong và ngoài tỉnh Tiền Giang cùng chung tâm trạng lo lắng, bất an, cho rằng mình bị lừa đảo bởi một vài cơ sở gia công xâu chuỗi hạt.

Thượng tá Phạm Thế Kim, Phó trưởng Công an TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, cho biết: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Mỹ Tho thụ lý ban đầu đơn tố giác Phạm Ngô Cẩm Vân (sinh năm 1994, ngụ ấp Cửu Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) thực hiện hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của 90 bị hại ở trong và ngoài tỉnh Tiền Giang, với số tiền hơn 27 tỷ đồng thông qua việc tổ chức cho gia công xâu chuỗi hạt.

{keywords}

Lừa đảo đặt cọc cao qua xâu chuỗi hạt.

Qua kết quả xác minh ban đầu, Phạm Ngô Cẩm Vân có chủ định chiếm đoạt tài sản của nhiều người nên đã tạo vỏ bọc bên ngoài là có đăng ký kinh doanh hàng gia công mỹ nghệ hợp pháp để các bị hại tin tưởng và giao tiền đặt cọc. Để thực hiện việc chiếm đoạt tiền, Vân đã giới thiệu trên trang mạng xã hội tìm khách hàng gia công hạt chuỗi, đồng thời mua hạt chuỗi của một công ty tại TP Hồ Chí Minh với giá chỉ từ 18.500 – 20.000 đồng. Tuy nhiên, Vân nói với khách hàng là số hạt chuỗi này có giá trị rất lớn nên khi nhận gia công thì phải đặt số tiền lớn tương đương với giá trị hạt chuỗi mà khách nhận về. Các loại hạt nhựa màu, hạt nhựa đen, hạt đá, hạt nhựa pha lê, Vân yêu cầu khách phải đặt cọc từ 400.000 – 800.000 đồng/kg, tiền công xâu chuỗi hạt từ 100.000 – 300.000 đồng/kg. Thấy lợi nhuận lớn, rất nhiều khách hàng đã tìm đến đặt cọc tiền và nhận hạt chuỗi về gia công.

Theo Thượng tá Phạm Thế Kim, điều đáng nói là Vân không kinh doanh hay sử dụng số chuỗi hạt đó vào việc gì. Khi nhận các chuỗi hạt thành phẩm, Phạm Ngô Cẩm Vân thuê người cắt các chuỗi hạt ra, để rời các hạt rồi chia thành các túi, tiếp tục giao cho khách nhằm mục đích chiếm đoạt tiền đặt cọc từ các khách hàng mới. Liên tục xoay vòng như vậy, số tiền đặt cọc của khách hàng mà Vân đang giữ và số lượng khách hàng ngày càng nhiều nên Phạm Ngô Cẩm Vân hiện không còn khả năng thanh toán.

Chị Dương Thị Yến Tuyết, ngụ tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, bức xúc cho biết: Những lần đầu đặt cọc tiền cho Vân để lấy hàng thì được trả đầy đủ, nhưng khi số tiền đặt cọc lên tới 300-400 triệu đồng thì Vân lấy nhiều lý do để không thanh toán. Hiện tại số tiền đặt cọc của tôi đã gần 1,1 tỷ đồng, tiền công hơn 400 triệu đồng nhưng không được thanh toán, tôi cũng không có tiền để trả cho khách của tôi nên bây giờ đành phải trốn.

Cùng chung sự lo lắng đó, chị Sầm Thị Hướng, quê tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Những lần đầu giao hàng, nhận tiền thì được thanh toán đầy đủ nhưng nhiều tháng trở lại đây tôi không lấy lại được tiền. Gia đình khó khăn về kinh tế nên giờ tôi rất hoang mang.

Khi thấy có dấu hiệu bị lừa đảo, hàng trăm khách hàng của Phạm Ngô Cẩm Vân đã tới trụ sở Công an TP Mỹ Tho (Tiền Giang) nhờ lực lượng chức năng can thiệp. Thượng tá Phạm Thế Kim cũng cho biết: Nhận thấy hành vi của Phạm Ngô Cẩm Vân có dấu hiệu của hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thuộc thẩm quyền điều tra cấp tỉnh, nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Mỹ Tho đã chuyển hồ sơ đến Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Tiền Giang, để xử lý theo đúng thẩm quyền. Hiện tại, lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục đấu tranh làm rõ.

Theo Công an tỉnh Tiền Giang, các đối tượng đã đánh đúng tâm lý của người dân vì công việc xâu các chuỗi hạt là việc có thể làm lúc nhàn rỗi, không cần tay nghề cao vẫn có thể làm được, giá gia công cao nên rất nhiều người tham gia. Các đối tượng có thể hoạt động trong thời gian ngắn, sau đó bỏ địa điểm kinh doanh không thanh toán tiền đặt cọc và tiền công cho người dân hoặc thông tin trong quá trình kinh doanh bị thua lỗ, bị người khác chiếm đoạt tài sản, chiếm dụng vốn nên không có tiền thanh toán lại cho người dân, từ đó làm phát sinh điểm nóng, vỡ nợ, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Gần 30 người tố cáo bị lừa đảo, chiếm đoạt hàng tỷ đồng
(BGĐT) - Theo thông tin từ cơ quan điều tra Công an TP Bắc Giang, đến nay, đơn vị đã tiếp nhận đơn của 28 cá nhân tố cáo đối tượng Dương Thị Thúy (SN 1973) ở tổ dân phố Hòa Sơn, phường Đa Mai (TP Bắc Giang) có hành vi chiếm đoạt tài sản.
 
Vụ việc Nguyễn Thị Bích Hậu ở xã Việt Ngọc (Tân Yên) bị tố lừa đảo: Chưa đủ căn cứ khởi tố vụ án
(BGĐT)- Thời gian gần đây, nhiều người dân bức xúc tố cáo bị Nguyễn Thị Bích Hậu (SN 1982) ở thôn Tân An, xã Việt Ngọc, Tân Yên (Bắc Giang) lừa hàng tỷ đồng nhưng không bị bắt giữ. Về sự việc này, cơ quan chức năng kết luận chưa đủ căn cứ để khởi tố vụ án.
 
Công an Lạng Giang bắt 3 đối tượng lừa đảo bị truy nã
(BGĐT) - Chiều 21-3, Công an huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tiến hành bàn giao hồ sơ và ba đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho Công an huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) tiếp tục xử lý theo thẩm quyền.
 
Lừa đảo công nghệ cao: Tỉnh táo để không sập bẫy
(BGĐT) - Gần đây, tại một số địa phương trong tỉnh Bắc Giang xuất hiện tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua mạng xã hội facebook, zalo… Dù hình thức không mới song với thủ đoạn tinh vi, nhiều người dân đã sập bẫy với thiệt hại không nhỏ.
 
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới qua mạng
Ngày 4-3, Công an tỉnh Kon Tum vừa ra thông báo về việc thời gian gần đây, trên các nhóm mạng xã hội Facebook ở Kon Tum xuất hiện tài khoản đăng thông tin chuyên cung cấp (bán) tiền giả đủ mệnh giá. Đây là hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới.
 
Theo TTXVN
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...